CHA MẸ GIỎI CON THÔNG MINH - Trang 32

• Hãy bảo con suy nghĩ xem liệu bé có đủ thời gian cho tất cả các hoạt động trong bản kế hoạch hay
không.

Sau khi hoàn tất bước này, hầu hết trẻ em đều nhận thấy cần phải đưa ra những lựa chọn quan
trọng trong đời, chẳng hạn như làm thế nào để quyết định xem các hoạt động nào bé quan tâm
nhiều hơn. Nếu con bạn nghĩ tham gia một hoạt động nào đó với mật độ mỗi tuần một giờ là đủ,
bạn hãy để bé thử xem sao. Nếu con bạn thích dành thời gian để rèn luyện kỹ năng trong một lĩnh
vực nào đó, cũng không sao cả. Điều quan trọng là các bé tự mình đưa ra quyết định. Trẻ sẽ học
được cách lên lịch trình cho việc phải làm mà vẫn có thời gian cho những điều muốn làm. Chắc
chắn, trẻ sẽ sát sao với kế hoạch của riêng mình (bởi bé có thể thay đổi kế hoạch khi cần để đáp
ứng nhu cầu thực tế của bản thân) hơn là kế hoạch mà cha mẹ lập ra cho trẻ.

Cân bằng, điều độ và kế hoạch riêng sẽ giúp con bạn tự tin hơn, bớt căng thẳng hơn, chuẩn bị tốt
hơn cho các kỳ thi. Và con bạn bớt căng thẳng cũng đồng nghĩa với việc bạn bớt căng thẳng.

Trẻ sẽ học được cách lên lịch trình cho việc phải làm mà vẫn có thời gian cho những điều muốn
làm.

Theo lời Maurice Elias thuộc Đại học Rutgers: “Chúng ta phải chuẩn bị cho con cái sẵn sàng trước
những bài thi của cuộc đời, chứ không phải là cả đời chỉ lo việc làm bài thi”. Và nhờ đó, trẻ sẽ bớt lo
lắng về những bài thi trượt.

Bớt căng thẳng, học giỏi hơn

Bé Toni mười một tuổi luôn đạt danh hiệu học sinh giỏi suốt mấy năm tiểu học. Nhưng khi vừa lên
lớp 6, điểm của bé bắt đầu thấp dần, đặc biệt là môn toán. Đây là hiện tượng lạ, vì toán vốn là môn
bé giỏi nhất và cũng rất thích học. Một điều bất thường nữa là bé bắt đầu than phiền đêm đến
không thể nào chợp được mắt, có những cơn đau dạ dày và đau đầu nhẹ. Bé bắt đầu cắn móng tay
− điều chưa bao giờ xảy ra. Toni đang bị căng thẳng.

Sự căng thẳng trong cảm xúc chung ảnh hưởng thế nào đến quá trình học tập của trẻ? Theo Gene
Carter, Giám đốc điều hành Hội Giám sát và Phát triển giáo trình, một tổ chức giáo dục quốc gia của
Mỹ, nhiều trẻ em gặp phải rắc rối ở trường học vì lý do cảm xúc. Ông tin rằng học sinh không thể
toàn tâm toàn ý học hành nếu các em cảm thấy căng thẳng hoặc bất lực. Nghiên cứu của tôi cũng
ủng hộ điều này: những em nào có khả năng đưa ra quyết định đúng đắn trong đời sẽ có nhiều cơ
hội thành công hơn. Các em ít cảm thấy lo lắng và có thể tập trung tốt hơn vào việc học.

Những em nào không thể giải quyết rắc rối xã giao hàng ngày nảy sinh với bạn học, anh chị em,
thầy cô giáo hay cha mẹ đều rất dễ trở nên chán nản và cáu kỉnh. Thất bại nối tiếp thất bại sẽ khiến
cho con bạn trở nên kích động hoặc ngược lại − bỏ cuộc quá sớm hay thậm chí còn rút lui khỏi
những rắc rối không thể giải quyết nổi. Mặt khác, những em nào dễ dàng giao tiếp với bạn bè ở
trường sẽ có khả năng tập trung tốt hơn cho việc học. Các em có thể lắng nghe, chú ý và kiên định
với những nhiệm vụ khó khăn.

Bạn có thể giúp con học cách nói lên suy nghĩ và cảm giác bằng cách đặt ra những câu hỏi như sau:

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.