CHA MẸ GIỎI CON THÔNG MINH - Trang 31

trong câu nói đó thiếu hẳn sự quan tâm đến cảm giác của bé. Một điều nữa cũng rất quan trọng là
đừng nên thể hiện sự thất vọng khi con bị điểm kém. Thay vì nói cho con biết bạn cảm thấy thế nào
về điểm thi, bạn nên để cho bé thể hiện cảm giác của bé về điều đó.

Điều bạn cần làm tiếp theo là xác định xem tại sao bé lại sợ hãi và vấn đề thật sự là gì. Lo lắng về
chuyện thi cử có thể nhiều nguyên nhân khác nhau, và thường thường, bạn phải cùng con trải qua
kỳ thi thì mới tìm ra được nguồn gốc của vấn đề.

Một số trẻ làm bài thi không tốt lắm, từ đó nảy sinh tâm lý sợ thi. Trong trường hợp này, bạn có thể
thử dạy con một số mẹo đi thi, chẳng hạn những mẹo mà Joseph Casbarro nêu ra trong cuốn Lo
lắng khi thi cử và những điều bạn có thể làm (Test Anxiety and What you can do about it). Trong số
đó có những mẹo như đọc bài thi từ đầu đến cuối một lượt rồi mới làm; khi thi trắc nghiệm thì loại
trừ những lựa chọn mà bé biết chắc chắn là sai, trả lời những câu dễ trước và nhớ theo dõi thời
gian.

Một khả năng khác là con bạn biết câu trả lời nhưng vẫn không làm được bài, vì thế bé sợ phải thử
lại lần nữa. Hãy tìm hiểu xem có phải con bạn đọc câu hỏi quá nhanh không, hay không hiểu yêu
cầu đề thi. Nhiều trẻ hiểu sai yêu cầu cũng như các câu hỏi của đề thi do không cẩn thận. Nếu con
bạn gặp phải trường hợp này, hãy rèn luyện cho bé cách đọc chậm hơn và thận trọng hơn.

Một số trẻ sợ thi ngay cả khi không hề trượt. Nguyên nhân có thể là do con bạn sợ mắc lỗi. Nếu vậy,
hãy nói cho bé biết ai cũng có thể mắc lỗi cả. Một khả năng khác là con bạn sợ sẽ làm bạn thất vọng.
Có thể bé cảm thấy mọi người đặt quá nặng vấn đề thành tích hoặc bé chỉ được khen khi làm bài
tốt mà thôi. Một phụ huynh mà tôi biết đã mắng con vì đạt được 98/100 điểm trong kỳ thi môn
toán. Thay vì tập trung vào điểm số cao mà bé đạt được, chị lại hỏi về chỗ sai của bé.

Nhưng vấn đề có thể sẽ phức tạp hơn. Con bạn rối trí vì lịch học kín đặc và phải làm quá nhiều bài
tập. Ngày nay, nhiều trẻ em đang phải tham gia quá nhiều thứ, quá sớm và quá nhanh, chẳng hạn
như học nhạc, học khiêu vũ, học hướng đạo… trong lúc vẫn phải hoàn thành bài tập về nhà đúng
hạn. Con bạn có thể thực hiện được bao nhiêu phần? Bạn có thể thực hiện được bao nhiêu phần?

Người Hy Lạp cổ tin rằng: “Việc gì cũng phải điều độ”. Điều này cũng đúng với cả trẻ em. Được cha
mẹ giúp đỡ, trẻ em tầm bảy tuổi đã có thể tự mình lập ra kế hoạch cho cả ngày. Sau đây là những
việc mà bạn có thể giúp con:

• Soạn danh sách tất cả các hoạt động mà con bạn đã tham gia và tất cả hoạt động mới làm bé quan
tâm;

• Bảo bé gạch đi những hoạt động mà bé đã hoặc muốn ngừng tham gia hoặc có thể ngừng tham
gia;

• Đối với những hoạt động còn lại, bảo con bạn vẽ một ngôi sao bên cạnh những hoạt động nào mà
trong cuộc sống bé cần phải có;

• Hãy để con tự lên kế hoạch với thời gian của bé. Tất nhiên là bao gồm cả thời gian làm bài tập về
nhà và thời gian để chơi với bạn bè (rất quan trọng);

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.