CHA MẸ GIỎI CON THÔNG MINH - Trang 33

“Hôm nay ở trường có điều gì làm con vui thế?”

“Ở trường có chuyện gì làm con buồn không?”

“Con có làm việc gì hay nói gì để bản thân con cảm thấy tốt hơn không?”

Bất cứ căng thẳng cảm xúc nào làm con bạn mất tập trung học hành đều khiến bé trở nên lo lắng về
chuyện trường lớp. Tuy nhiên, trẻ em có thể học được kỹ năng giải quyết các vấn đề về cảm xúc
đang gây trở ngại cho bản thân các em. Chẳng hạn, khi nói chuyện với Toni, tôi hỏi bé xem ở
trường có xảy ra chuyện gì khiến bé buồn hay không. Bé giải thích với tôi rằng các bạn suốt ngày
trêu chọc bé vì quá gầy và có một vết chàm xấu xí trên mặt. Trong số đó, kẻ trêu chọc nhiều nhất lại
học chung lớp toán với bé. Cô bé nói: “Cháu không thể nào tập trung vào bài tập được vì các bạn cứ
làm cho cháu cảm thấy rất bất an”.

Khi tôi hỏi bé có thể làm gì để giải quyết rắc rối này, bé nghĩ rất lâu. Toni quyết định bao giờ đến
lượt bé đọc báo cáo sách trước lớp, bé sẽ thêm vào câu chuyện giả tưởng về một cô bé bị bạn cùng
lớp trêu chọc vì quá gầy gò và xấu xí. Trong câu chuyện bé giải thích về cảm giác của cô bé. Bằng
cách này, Toni không những không bỏ cuộc mà còn kiểm soát được tình thế. Những em từ trước
đến giờ trêu chọc bé tự nhiên liên hệ câu chuyện với hành động của mình và bắt đầu nhìn bé bằng
ánh mắt khác. Thời gian trôi qua, thậm chí bé còn kết thân được với một số bạn trêu bé trước đó.
Khi rắc rối đã được giải quyết, bé cảm thấy thoải mái hơn để tập trung vào việc học.

Có lẽ giải quyết những rắc rối về “người” cũng quan trọng tương đương như giải quyết những rắc
rối trong toán học. Trẻ em sợ đến trường, bị trêu chọc, hoặc không thể kết bạn với những người
mà các em muốn gần gũi, đều rất lo lắng suy nghĩ về bài tập sắp tới. Nếu hiểu được rằng có thể
những em học kém toán không nhất thiết phải rèn thêm về môn toán, chúng ta sẽ tiến rất xa trong
việc giúp đỡ các em tập trung và nâng cao chất lượng học tập.

Rụt rè không dám tham gia?

Con bạn không chơi cùng với bạn bè cùng trang lứa hoặc tỏ vẻ sợ phải tham gia nhóm, chỉ thích
ngồi xem mọi người thay vì tự mình hòa nhập? Bé có quá sợ hãi khi phải đứng đọc bài trước lớp
hay giơ tay trả lời câu hỏi của giáo viên?

Nhiều trẻ em sẽ cảm thấy căng thẳng và tạm thời rút lui khỏi các hoạt động cũng như khỏi bạn bè
khi gặp phải một tình huống mới, chẳng hạn như đi học ở trường khác, nhưng ngay khi lấy lại được
cảm giác tự tin, các em sẽ hòa đồng và năng động trở lại. Tuy nhiên, một số em lại quá rụt rè, nhút
nhát, hoặc sợ người khác đến mức không thể nào khẳng định được bản thân hoặc đứng lên đòi
quyền lợi cho mình. Và nếu yêu cầu bị từ chối, các em có thể sẽ hờn dỗi và bỏ cuộc rất sớm. Mặc dù
chờ đợi để có được điều mình muốn là một trong những kỹ năng quan trọng của cuộc sống nhưng
trẻ em rụt rè và dễ rút lui lại thường chờ đợi quá lâu, bởi vì các em không thể, hoặc không muốn
thử cố gắng một lần nữa. Chúng ta cần phải giúp đỡ các em vượt qua được nỗi sợ hãi đó.

Bé Richie mười tuổi rất sợ phải tham gia với các bạn cùng lớp. Bé nghĩ rằng nếu bé sai ở điểm nào
đó, các bạn sẽ cười nhạo hoặc cô giáo sẽ so sánh bé với những bạn trả lời đúng. Mẹ bé cầu xin bé
hãy cố gắng và thậm chí còn hứa với bé rằng các bạn sẽ không cười nhạo bé và cô giáo sẽ không

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.