CHA MẸ GIỎI CON THÔNG MINH - Trang 61

• Chia sẻ với con suy nghĩ và cảm giác của bạn về mọi việc, kể cả hiện tại cũng như lúc bạn còn thơ
ấu. Bạn sẽ cho trẻ thấy được rằng suy nghĩ về cảm giác của bản thân bạn là điều quan trọng, vì thế
trẻ tự suy nghĩ về cảm giác của mình cũng là điều rất quan trọng;

• Hãy tôn trọng nhu cầu của trẻ. Như Paul Light mô tả trong cuốn Phát triển nhạy cảm xã hội (The
Development of Social Sensitivity) một cậu bé giải thích rằng bé không thể tuân theo yêu cầu của
mẹ tại một thời điểm nhất định nào đó, bởi vì bé đang bận việc mà lại phải nghe câu: “Làm ngay
đi!” thì sẽ dễ dàng nghĩ rằng mẹ không hề quan tâm gì tới bé cả mà chỉ áp đặt mong muốn lên đầu
bé thôi. Nếu bạn nghĩ con mình đang thật sự bận rộn và không lấy thế làm lý do để trì hoãn, hãy
cho bé biết rằng bé có thể thực hiện điều mà bạn yêu cầu sau khi hoàn tất công việc đang làm dở.
Bạn không muốn bị người khác quấy rầy lúc đang bận. Con bạn cũng vậy.

Tuy nhiên, cũng có khả năng là con bạn không hề để tâm. Một cô bé lên sáu tuổi vì mải mê với trò
chơi game nên lờ đi việc mẹ thông báo là bữa tối đã sẵn sàng. Bé tỏ ra không quan tâm tới việc cả
nhà đang chờ mình. Trong trường hợp này, bạn có thể hỏi: “Điều gì sẽ xảy ra nếu con không ra ăn
tối ngay bây giờ?”

Nếu bé trả lời “Con sẽ không được ăn tối”, điều có thể bé đã từng nghe trước đó, hãy hỏi tiếp: “Còn
điều gì có thể xảy ra nữa?” Hãy cố gắng dẫn dắt con bạn đến một kết cục mang tính thấu hiểu hơn.
Để giúp trẻ, bạn nên hỏi: “Điều gì có thể xảy ra với thức ăn nếu chúng ta để quá lâu rồi mới ăn?”
Bạn cũng có thể bổ sung: “Bố mẹ muốn chúng ta cùng nhau ăn tối đầy đủ cả gia đình. Bố mẹ rất vui
nếu con ăn cùng. Những người còn lại cảm thấy thế nào nếu chúng ta phải chờ đợi quá lâu rồi mới
được ăn?” Sau đó, bạn hỏi thêm: “Con cảm thấy thế nào nếu điều đó xảy ra?”

Những đứa trẻ có cảm giác “không ai quan tâm” đến mình cũng có thể cảm thấy rằng các em
“không quan trọng” và lòng tự tôn bị giảm sút. Để được chú ý, các em có thể sẽ công kích và làm
tổn thương người khác, quan tâm đến bản thân hơn là người bị các em làm tổn thương. Hoặc có
thể các em sẽ rút lui và thu mình, sợ phải tiếp cận với những người “không quan tâm”. Cũng có thể
các em sẽ tiếp tục thờ ơ, không quan tâm đến những người không quan tâm đến các em.

Để giúp con bạn thấy thoải mái với cảm giác của mình, từ đó giúp bé biết quan tâm đến người khác,
hãy hỏi xem bé cảm thấy thế nào về mọi thứ, ngay cả khi bé là người quát mắng hay tỏ ra thiếu
quan tâm đến người khác. Bạn sẽ chuyển đến cho bé một thông điệp quan trọng: “Mẹ quan tâm
đến cảm giác của con và muốn con cũng quan tâm đến người khác”.

“Con có thể làm được!”

Bạn tin rằng những điều tốt đẹp đến với bạn là nhờ bạn đã nỗ lực hết mình hay chỉ vì bạn may
mắn?

Nếu có người nào đó lờ bạn đi, bạn có cố gắng tìm hiểu lý do tại sao hay không, hay cho rằng chẳng
thể nào thay đổi được tình thế nữa?

Trong chúng ta, những người thành công nhờ may mắn hoặc nhờ những điều kiện ngoài tầm kiểm
soát của mình chứ không phải là nhờ nỗ lực của bản thân, đều rất ít khi đấu tranh cho những gì
mình mong muốn trong cuộc sống. Tương tự, những người đổ lỗi cho thất bại là do người khác,

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.