CHA MẸ GIỎI CON THÔNG MINH - Trang 62

hoặc do hoàn cảnh, thay vì bắt tay vào hành động, đều rất dễ bỏ cuộc quá sớm vì tin rằng những gì
xảy ra đều không thể kiểm soát được.

Điều này cũng đúng với con cái chúng ta. Hãy thử xem xét trường hợp bốn học sinh lớp sáu chuẩn
bị cho một đề tài khoa học. Hai em được điểm cao còn hai em kia được điểm thấp, nhưng mỗi em
có cách nhìn nhận vấn đề khác nhau.

John được điểm A cho đề tài khoa học và cảm thấy rất vui về điều này. Em biết rằng đó là nhờ em
đã bỏ nhiều công sức chuẩn bị và xứng đáng với kết quả đó.

Ben cũng được điểm A, nhưng em cho rằng em được vậy là nhờ đề tài quá dễ. Ben không cảm thấy
tự hào như John bởi vì em không tin rằng mình có đóng góp gì vào thành công đó cả.

Susan nhận được điểm F cho đề tài, nhưng em cảm thấy như vậy là đúng vì em chưa dành nhiều
thời gian để chuẩn bị cho nó.

Cody cũng bị điểm F, nhưng em tin rằng em trượt bởi đề tài quá khó và cô giáo − người mà theo
em là chưa bao giờ thích em cả − lại không công bằng. Nói tóm lại, Cody nghĩ rằng mọi thứ đều
chống lại em, vì thế em có làm gì đi nữa thì điểm cũng chẳng khá hơn chút nào.

Mặc dù John và Susan nhận được hai mức điểm hoàn toàn khác nhau cho đề tài của mình nhưng cả
hai đều nhận ra một điều: bất kể kết quả thế nào, các em cũng biết rằng mình có thể hành động để
vươn tới mục tiêu. Ngược lại, Ben và Cody lại tin rằng mọi việc tình cờ xảy ra với mình mà thôi.

Trong cuộc sống có những điều chúng ta không thể nào kiểm soát được nhưng chúng ta vẫn có thể
xử lý những điều này theo nhiều cách khác nhau. Chẳng hạn, Richard rất thất vọng khi một cơn bão
tuyết lớn tràn đến làm em phải hoãn trận bóng đá lại, nhưng em đã sắp xếp kế hoạch cho ngày
hôm đó để ở nhà làm được thật nhiều việc và cuối ngày cảm thấy hài lòng. Bạn Bill cùng lớp thì
nhăn nhó và than vãn suốt ngày bởi vì như lời em nói: “Mọi việc chẳng bao giờ thuận lợi cả”.

Các nhà nghiên cứu Stephen Nowicki và Marshall Duke cho rằng trẻ em nào chủ động trong cuộc
sống sẽ cảm thấy tự tin hơn vào bản thân, cố gắng nhiều hơn để đạt được mục tiêu, khó nản lòng
hơn và có nhiều bạn bè hơn. Ngoài ra, các em cũng học giỏi hơn. Wendy Roedell, Ron Slaby và
Halbert giải thích rằng trẻ em có cảm giác kiểm soát tốt sẽ dành nhiều thời gian hơn cho việc làm
bài tập về nhà và nếu gặp bài tập khó thì cũng không dễ dàng bỏ cuộc.

Theo kết quả nghiên cứu mà tôi tiến hành cùng các đồng nghiệp George Spivack và Jerryy Platt, em
nào biết tìm ra cách giải quyết rắc rối nảy sinh với bạn bè và người có quyền lực sẽ dễ đạt được
thành công và cảm thấy tự tin hơn trong cuộc sống. Mặt khác, trẻ nào cảm thấy mình yếu đuối và
không thể thực hiện công việc sẽ từ chối giúp đỡ người khác bởi vì các em không tin minh đủ khả
năng làm việc đó. Cũng có thể những em này không có sẵn nhiều giải pháp lắm, do vậy khi gặp thất
bại, các em cảm thấy yếu đuối vì không có thêm lựa chọn nào khác.

Sau đây là cách bạn có thể giúp con tin minh làm được mọi việc:

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.