CHA MẸ GIỎI CON THÔNG MINH - Trang 60

nữa; bé chỉ thích sáng tác mà thôi. Điều quan trọng hơn, nhờ có gốm mà bé gặp được một nhóm
bạn mới và kết thân với vài người trong số đó.

Beth đã tìm thấy chỗ thích hợp của mình. Giờ đây khi nghe em trai tập violin, bé không còn cảm
thấy ghen tị nữa. Bé nghĩ về chiếc bình tiếp theo mà bé sắp đưa lên khuôn xoay. Tinh hoa sáng tạo
của riêng bé đang tuôn trào.

“Có ai quan tâm đến con không?”

Chúng ta ai cũng muốn con mình trở thành người biết quan tâm, chia sẻ và không làm người khác
bị tổn thương. Nhưng tập trung quá nhiều vào việc dạy trẻ chia sẻ và quan tâm xem người khác
cảm thấy thế nào có thể sẽ dẫn tới tác dụng ngược lại: trẻ sẽ nảy sinh suy nghĩ không biết người
khác có quan tâm đến mình hay không.

Khi bé Evan bốn tuổi đánh em trai, mẹ bé nói: “Evan, con không được đánh Roy. Roy không thích bị
đánh đâu. Giờ thì con hãy xin lỗi đi”. Evan ngoan ngoãn xin lỗi.

Một bà mẹ khác bước vào phòng của cậu con trai sáu tuổi đúng lúc cậu bé đang giành lấy đồ chơi
từ tay bạn. Chị nói: “Con nên cho bạn chơi chung với chứ”. Cậu bé rất bối rối. Bé nghĩ rằng bé đã
cho bạn chơi chung rồi, vấn đề là cậu bạn kia không chịu trả lại đồ chơi cho bé.

Cả hai bà mẹ đều nghĩ rằng họ đang dạy con trai mình cách chú ý đến cảm giác của người khác.
Nhưng trong cả hai trường hợp, các cậu bé đều có cảm giác không tốt về chính mình.

Trước khi hướng sự chú ý của con mình đến cảm giác của người khác, bạn hãy tập trung vào cảm
giác của bé đã. Để biết trẻ đang nghĩ gì, bạn hãy đặt ra một số câu hỏi:

“Điều gì xảy ra ngay trước khi con đánh em (hoặc trước khi con giành đồ chơi)?”

“Điều gì sẽ xảy ra sau đó?”

“Con cảm thấy thế nào khi bắt đầu có mâu thuẫn?”

Hỏi xem con cảm thấy thế nào là cách đặt vấn đề rất năng động. Nếu chúng ta muốn con cái quan
tâm đến người khác, trước hết trẻ phải biết tự quan tâm đến bản thân đã. Trẻ em nào được đáp
ứng nhu cầu và giải phóng căng thẳng nhờ có bố mẹ hỗ trợ đều không phải bận tâm về những nhu
cầu đó và có thể quan tâm đến cảm xúc của người khác. Các em có thể cho và làm mọi thứ cho
người khác bởi vì các em cảm thấy mình được chăm sóc, thấy an toàn và được đảm bảo. Và theo lời
Nancy Eisenberg, tác giả cuốn Đứa trẻ biết quan tâm (The Caring Child) những đứa trẻ như vậy
biết thông cảm hơn, hoà đồng hơn và có lòng tự tôn cao hơn.

Sau đây là một vài cách chứng tỏ cho con bạn thấy bạn thật sự quan tâm đến bé:

• Hạn chế những biện pháp mang tính kỷ luật làm trẻ sợ hãi hoặc cáu giận. Quát mắng, dọa nạt và
dùng những biện pháp thể hiện quyền lực khác đều làm cho trẻ rất khó để ý đến suy nghĩ và cảm
giác của bạn. Bên cạnh đó, vì phải chịu đựng áp lực như vậy, trẻ sẽ không thể nào tập trung vào
những chỉ dẫn mà bạn muốn trẻ tuân theo;

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.