CHA MẸ GIỎI CON THÔNG MINH - Trang 82

thể. Hơn nữa, khi con không tắm thì người con sẽ bốc mùi. Con sẽ không có nhiều bạn bè đâu.
Không ai muốn đến gần con hết”.

Nhưng mẹ càng giải thích thì Mark càng tỏ ra bướng bỉnh. Và bé càng không muốn tắm thì mẹ lại
càng bực bội và lúng túng. Con cái gì mà không chịu nghe theo lẽ phải thế?

Tôi không ngạc nhiên khi nghe nói rằng ra lệnh và giải thích không phát huy tác dụng. Hai cách này
hiếm khi có hiệu quả. Điều mẹ cần làm lúc này là không nói và không giải thích nữa, mà là để cho
Mark tự nêu ý kiến. Một buổi chiều, sau khi từ thư viện trở về nhà, mẹ nói bằng giọng rất từ tốn:
“Điều gì làm con không thích tắm?”

Và rồi điều thú vị đã xảy ra. Chị đã học được điều mà từ trước đến giờ chưa hề biết. Mark trả lời:
“Con không thích tắm, bởi vì tắm chẳng có gì vui cả”.

“Ừ, ngày nào mẹ cũng phải đi làm, và việc này cũng chẳng có gì vui cả”. Mẹ bắt đầu nói. Nhưng rồi
chị tự kiềm lại được. Chị quyết định sử dụng phương pháp giải quyết vấn đề. “Con có thể làm gì để
tắm vui hơn?”

Mark nghĩ một lúc rồi trả lời: “Con nghĩ rằng con có thể giả vờ như mình đang đứng dưới thác
nước ở Hawaii”.

Tối hôm đó, Mark đi tắm ngay trước giờ ngủ nhiệt tình đến mức đáng ngạc nhiên. Nhưng có lẽ đấy
chưa phải là điều thật sự khiến mọi người ngạc nhiên. Mark rất phấn khích bởi vì bé đã tìm ra
được lý do của riêng mình để đi tắm. Nếu mẹ bảo bé hãy tưởng tượng cảnh đứng dưới thác nước
Hawaii, chắc hẳn Mark sẽ lại bỏ ngoài tai ngay.

Không phải lúc nào chúng ta cũng nên khuyên trẻ nên làm gì, hay tại sao lại làm vậy. Thường thì
trẻ biết hết những điều đó. Đôi khi, chúng ta nên khuyến khích trẻ suy nghĩ. Và nếu chúng ta hỏi,
trẻ sẽ nói cho chúng ta nghe.

Không phải lúc nào chúng ta cũng nên khuyên trẻ nên làm cái gì, hay tại sao lại làm vậy. Thường thì
trẻ biết hết những điều đó.

“Không được nói hỗn nữa!”

Bạn vừa ăn một bữa tối vui vẻ với cả gia đình. Bạn nói: “Annie, mang bát đĩa ra chậu đi con”. Annie
năm nay chín tuổi, và bé đã giúp mẹ thu dọn bát đĩa bẩn trong suốt hai năm nay. Đây là một trong
những việc nhà mà bé ưa thích, ít nhất là cho đến gần đây. Mới đây, khi bạn bảo bé làm việc này
hay thực hiện những yêu cầu đơn giản khác, hoặc là bé trì hoãn, chống đối bạn bằng cách nói:
“Không!” hay “Lát nữa!”, hoặc đảo mắt nhìn bạn đầy thách thức. Tối hôm nay, bé lại lờ tịt lời yêu
cầu của bạn và bắt đầu bước lên gác. Khi bố bảo bé quay trở lại và làm cho xong việc, Annie lẩm
bẩm cay độc: “Không, xin cảm ơn!”

Thất vọng, bố quay sang bạn và hỏi: “Em có thể nói chuyện với con được không?”

Bạn nhẹ nhàng đáp: “Cứ bình tĩnh. Hãy để bát đĩa trên bàn. Em đảm bảo chỉ vài phút nữa là con sẽ
dọn thôi”.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.