CHA MẸ GIỎI CON THÔNG MINH - Trang 83

Nhưng điều đó không làm chồng bạn hài lòng. Anh quát lên: “Annie! Xuống đây ngay lập tức và làm
việc của con đi! Nếu không con sẽ bị phạt đấy!”

Liệu hình thức “kỷ luật quyền lực” thế này – yêu cầu, ra lệnh và đe dọa – có làm Annie bớt bướng
bỉnh hay không?

Bé Joanna tám tuổi bắt đầu thổi còi không ngừng. Tiếng còi ngày càng ồn khiến mẹ không thể nào
chịu nổi. Mẹ hét lên: “Dừng lại đi!”

Joanna không dừng. Mẹ giải thích: “Nó làm mẹ đau tai!”

Joanna vẫn cứ thổi. Mẹ lại lên tiếng: “Joanna! Mẹ đã giải thích tại sao mẹ muốn con đừng thổi nữa.
Giờ thì hãy bỏ chiếc còi xuống đi”.

Joanna tay chống nạnh, nhìn thẳng vào mắt mẹ và nói: “Mẹ định làm gì với nó nào?”

“Đừng có nói với tôi giọng đó, tiểu thư! Tôi chưa bao giờ nói với mẹ mình như vậy! Hãy chờ đến lúc
bố cô về!” Joanna chẳng mảy may quan tâm đến những lời này. Điên tiết, mẹ cô bé rên rỉ: “Tôi đang
nói với bức tường gạch hay sao thế này?”

Trong cuốn sách Lệ thuộc vào mẹ: Điều mẹ nói và điều mẹ muốn (Momisms: What She Says and
What She Really Means) Cathy Hamilton hóm hỉnh nhắc chúng ta về việc cha mẹ sử dụng những
hiểu biết quý báu và nhiều kiến thức khác để phỉnh phờ, bôi bác, thúc giục, đe dọa… và làm chúng
ta bối rối. Nhưng “sự lệ thuộc vào mẹ” đó không nhưng làm trẻ cảm thấy xấu hổ và sợ hãi mà còn
khiến các em có cảm giác bị coi thường. Thật đáng thương cho ông bố tội nghiệp nào đó đang háo
hức trông chờ được chào đón nồng nhiệt khi trở về nhà sau một ngày làm việc vất vả nhưng lại
phải gặp đứa con vừa bị cảnh cáo “Hãy chờ đến lúc bố cô về!”

Bạn sẽ sử dụng phương pháp nào để đối phó với tính bướng bỉnh, giọng hỗn hào và kiểu đối đáp
khó chịu của con?

Tôi khuyên bạn nên đặt ra các câu hỏi sau:

“Con nghĩ bố mẹ cảm thấy thế nào khi con nói chuyện với bố mẹ như thế?”

“Con cảm thấy thế nào khi biết được cảm giác của bố mẹ về kiểu nói chuyện của con?”

“Con có thể tìm ra cách nói chuyện khác với bố mẹ để chúng ta không ai cảm thấy khó chịu (buồn,
thất vọng v.v...) không?

Bằng cách đặt câu hỏi thay vì nói cho con biết cảm giác của chúng ta, trẻ sẽ phải suy nghĩ xem hành
vi của các em ảnh hưởng đến người khác như thế nào. Yêu cầu trẻ mô tả cảm xúc sẽ giúp các em
nếm trải những cảm giác đó chứ không chỉ đơn thuần là lời nói.

Khi mẹ Joanna hỏi xem bé có thể tìm ra một cách khác để nói chuyện với mẹ hay không, Joanna rất
ngạc nhiên. Bé nhìn mẹ và cười ngây ngô. Nhưng rồi, sau một lúc lâu im lặng, bé nói: “Được rồi mẹ,
con sẽ không thổi còi nữa”.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.