CHA MẸ GIỎI CON THÔNG MINH - Trang 86

Khi khuyến khích con suy nghĩ về những gì đang làm, hãy cho trẻ tham gia vào quá trình lập kế
hoạch, đồng thời hãy dành đủ thời gian cần thiết cho bé hoàn thành những việc phải làm, cả hai mẹ
con sẽ thấy bớt căng thẳng hơn. Bé sẽ thích ngày hôm đó hơn, và bạn cũng vậy.

Giúp con thôi mách lẻo

Có thể trước đây bạn không để ý đến chuyện này. Nhưng dần dần bạn bắt đầu nhận thấy cô con gái
tám tuổi đi học về mang theo bao nhiêu là chuyện về ai làm gì với ai. Bạn bắt đầu lắng nghe kỹ hơn
khi bé giải thích việc bé đã kể cho cô giáo nghe những gì xảy ra sau lưng cô như thế nào. Bạn cũng
nhận thấy con bạn bắt đầu không được nhiều bạn bè gọi như trước đây.

Đấy là khi bạn hiểu rằng bé đang bắt đầu mách lẻo. Tệ hơn, bạn bè cùng lớp bé cũng bắt đầu nhận
thấy điều này.

Bạn bảo con phải ngừng ngay, nếu không sẽ không còn bạn bè hoặc không còn ai tin bé nữa. Có vẻ
như bé chẳng để tâm đến lời bạn. Bạn giải thích rằng nếu bé vẫn tiếp tục mách lẻo, mọi người cũng
sẽ mách lẻo về bé. Bé cũng không chịu nghe. Bạn phải làm gì đây?

Bé Jan chín tuổi nghĩ rằng cô giáo sẽ thích mình hơn nếu bé báo cho cô hoạt động của các bạn trong
lớp. Chẳng hạn, bé nói với cô giáo rằng Faye xé bài tập toán của Adrienne. Kết quả là Faye phải ở
trong lớp suốt giờ giải lao. Jan cảm thấy rất thú vị. Nhưng Faye sau đó không nói chuyện với bé sau
khi tan học nữa, và Faye đã nói cho Jan biết cảm giác của mình về chuyện này.

Mẹ Jan nói chuyện với cô con gái về cách giải quyết vấn đề của bé:

MẸ: Điều gì đã xảy ra sau khi con kể cho cô giáo hành động của Faye?

JAN: Faye tức lắm. Bạn ấy nói sẽ không bao giờ làm bạn với con nữa.

MẸ: Con cảm thấy thế nào về điều này?

JAN: Buồn lắm.

MẸ: Lần sau khi thấy muốn mách chuyện, con sẽ làm gì để điều này không xảy ra và con không cảm
thấy như thế nữa?

JAN: Con không tham gia nữa.

Những đứa trẻ có thể tìm hiểu những gì mình đang làm và tại sao lý trí lại dễ dàng dẫn chúng đến
suy nghĩ về cảm giác của trẻ khác. Từ thực tế này, các em sẽ biết được làm thế nào để hành động
khác đi trong lần sau.

Nếu con bạn vẫn tiếp tục mách lẻo, có lẽ tại bé nghĩ rằng cô giáo không thích mình lắm. Có thể cô
giáo đã mắng bé hoặc nói nặng lời với bé. Bạn hãy sử dụng phương pháp giải quyết vấn đề để hỏi
bé xem điều gì đã xảy ra trước khi cô giáo mắng. Có thể con bạn đã nói chuyện riêng trong lớp,
hoặc không nghe lời cô. Nếu vậy, bé mách lẻo nhằm “chuộc lại” lỗi lầm và để được cô trọng dụng.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.