CHA MẸ GIỎI CON THÔNG MINH - Trang 94

Trong lúc tranh cãi “làm cái này, đừng làm cái kia” với em trai, bé Ivan năm tuổi đột nhiên đánh
vào mặt em. Đang bồn chồn trước giải phân cách, chờ đèn giao thông chuyển sang màu xanh, bé
Becky sáu tuổi đột nhiên buông tay mẹ và chạy xuống lòng đường đông nghẹt xe.

Bạn phải làm gì?

Ý định đầu tiên của bạn, cũng như của nhiều bậc cha mẹ khác, là đánh cho con một trận. Một số ủng
hộ; những người khác không đồng ý. Vậy giải pháp nào là tốt nhất?

Khi tôi hỏi các bậc cha mẹ tại sao lại đánh con, nhiều người trả lời: “Điều đó tốt”. Khi tôi hỏi như
vậy có nghĩa là gì, một số người trả lời: “Cháu sẽ không đánh em nữa”, hoặc “Cháu sẽ không chạy
xuống lòng đường nữa”.

Dựa trên một khảo sát chuyên sâu về đề tài này, nhà nghiên cứu Elizabeth Gershoff của trường Đại
học Columbia cho biết, 94% cha mẹ ở Mỹ (một con số cao đến không ngờ) đánh con khi trẻ mới ba,
bốn tuổi, trong đó từ “đánh” được hiểu là bất cứ hình thức nào, từ phát nhẹ vào mông đến nện tàn
nhẫn. Kết quả này đã được nhà tâm lý học Murray Straus chứng thực. Gershoff kết luận, đánh con
sẽ không ngăn chặn được hành vi xảy ra vào lúc đó. Nếu bạn thường xuyên đánh con đau, có thể
bạn sẽ thấy ngạc nhiên trước những phát hiện của Gershoff:

• Đánh đòn là một dạng áp đặt quyền lực lên con cái. Khi cảm thấy yếu đuối, trẻ không chỉ phản
ứng một cách giận dữ và thất vọng mà còn cảm thấy cần phải giành lại quyền lực bằng cách áp
dụng lên những ai mà trẻ cho là ít nguy hiểm, chẳng hạn như các bạn học. Đó là lý do tại sao lại
sinh ra hiện tượng bắt nạt. Bắt nạt để giành lại quyền lực đã mất;

• Để khỏi bị đòn, một số trẻ em lẩn tránh bố mẹ, ít nhất là về cảm xúc. Điều đó dẫn các em đến việc
ít tin tưởng vào bố mẹ hơn, cũng có nghĩa là các em sẽ không còn tin tưởng vào những giá trị mà
bố mẹ đang cố gắng truyền thụ;

• Đánh đòn không phải là một công cụ giáo dục bởi vì nó không giúp trẻ hiểu tại sao đánh bạn là
xấu hay chạy xuống lòng đường đông đúc xe cộ mà không quan sát là nguy hiểm. Thông thường,
trẻ bị đánh sẽ phản ứng theo kiểu tìm cách làm điều mình muốn mà không bị người lớn bắt được,
hoặc làm hấp tấp mà không suy nghĩ đến những nguy hiểm có thể xảy ra;

• Do đánh đòn gây nên đau đớn cho người khác, trẻ có thể hiểu rằng đánh đòn là một cách thể hiện
giận dữ chấp nhận được. Các em có thể nghĩ: “Nếu bố mẹ làm mình đau được thì lúc tức giận mình
cũng có thể đánh người khác được”. Như vậy, áp dụng đánh đòn sẽ dạy cho trẻ chính hành vi mà
bạn đang tìm cách ngăn chặn.

Đánh đòn còn gây ra một hệ lụy ngoài mong muốn nữa mà tôi đã tìm hiểu được khi hỏi một cậu bé
bốn tuổi tại sao cậu giật xe ô tô của bạn cùng lớp. Cậu bé trả lời: “Bạn ấy đánh cháu, nhưng cháu
không quan tâm. Cháu đã có chiếc xe”.

Đây là một tuyên bố rất trẻ con, bởi vì thực tế là cậu bé không quan tâm đến việc bị đánh. Nếu trẻ
em thường xuyên bị đánh đòn ở nhà hay bị đánh ở trường, các em sẽ chai lỳ trước sự đau đớn,
đồng nghĩa với việc các em học được cách chịu đựng đau đớn nhất thời để đạt được mục đích. Nếu

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.