CHA MẸ GIỎI CON THÔNG MINH - Trang 98

“Con cảm thấy thế nào khi bị người khác trêu chọc?”

“Con có thể làm gì hay nói gì khi người khác trêu chọc con?”

Các câu hỏi như vậy sẽ giúp trẻ tập trung chú ý đến cảm giác của bản thân trẻ cũng như của người
khác. Điều này giúp các em hiểu rằng các mối quan hệ có tính chất qua lại, nên nếu muốn người
khác đối xử với mình thế nào thì hãy đối xử với người khác như thế. Các em cũng hiểu rằng cùng
một hành động nhưng lại có nhiều lý do khác nhau.

Chẳng hạn, bé Marc mười tuổi rất giận bạn Jon cùng lớp vì Jon luôn trêu chọc những chiếc dây đeo
quần của bé. Sau khi thảo luận với bố về cách giải quyết rắc rối, Marc bắt đầu tự hỏi tại sao Jon lại
hành động như vậy. Một hôm, bé nhận thấy Jon không bao giờ tỏ ra vui vẻ. Lần sau, hai đứa gặp
nhau trên sân trường, Marc hỏi Jon xem có chuyện gì. Jon khẽ nói: “Tớ không thể tin được rằng bố
mẹ tớ lại ly hôn. Tớ đã quen có cả hai người ở bên mình rồi. Giờ thì mẹ đã có người khác nhưng tớ
lại không thích chú ấy lắm”. Tiết lộ này giúp Marc cảm nhận khác về Jon. Lần tới bị Jon trêu chọc,
Marc chinh phục bạn bằng cách nói: “Chúng mình hãy làm bạn nhé. Tớ sẽ dạy cậu cách ném rổ”.
Giờ thì hai cậu bé trở thành bạn thân.

Có nhiều giải pháp khác để giải quyết những vấn đề như thế, và nếu học được kỹ năng giải quyết
rắc rối thì trẻ em có thể tự mình tìm ra cách xử lý. Chẳng hạn, bé Lisa mười tuổi liên tục bị gọi là
“cò hương” vì bé vừa cao lại vừa gầy. Sau khi nghe mẹ hỏi “Con có thể làm gì để các bạn khác không
làm con tổn thương?”, Lisa suy nghĩ rất nhiều. Cảm thấy mình quá nhút nhát không dám đối mặt
trực tiếp với các bạn, bé quyết định viết một bức thư và gửi cho kẻ đứng đầu nhóm trêu chọc bé.
Trong thư, bé giải thích về cảm giác của mình. Lisa vui sướng kể lại: “Các bạn ngạc nhiên đến nỗi
không còn trêu chọc cháu nữa”.

Bé Joey mười tuổi ngày càng khó chịu khi một bạn cùng lớp cứ gọi bé là “thịt muối” vì bé rất nặng
cân. Joey biết cách suy nghĩ theo phương pháp giải quyết vấn đề, vì thế bé cố gắng tìm ra giải pháp
cho riêng mình. Bé khôn khéo sử dụng óc hài hước của mình. Một hôm, khi các bạn bắt đầu gọi bé
là “thịt muối”, Joey im lặng một lúc rồi nhìn thẳng vào mắt các bạn, cười và nói: “Đúng rồi, và tớ
kêu xèo xèo, xèo xèo”. Lũ trẻ cười vang và không bao giờ gọi bé là “thịt muối” nữa. Giờ đây, sau bốn
năm kể từ ngày ấy, Joey rất nổi tiếng ở trường và học rất giỏi.

Sau khi được bố giúp suy nghĩ về những gì có thể làm hoặc nói mỗi lúc bị Peter trêu chọc, Terry
cũng đã tìm ra cách giải quyết độc đáo cho riêng mình. Lần sau, khi bị Peter trêu lúc tan trường,
Terry lấy ra một chiếc kẹo cao su và bắt đầu nhai. Peter hỏi xin, Terry nói: “Không được, bởi vì cậu
trêu tớ”. Terry không còn tỏ ra yếu đuối nữa, và đó là lần cuối cùng Peter trêu Terry.

Leonard, một học sinh lớp năm, cũng tìm ra cách giải quyết vấn đề mà không tỏ ra yếu đuối. Sau
khi liên tục bị trêu chọc vì đeo “đôi kính trông ngớ ngẩn”, bé đã đoạt giải trong một cuộc thi tập
làm văn, nhờ đó được các bạn cùng lớp rất nể. Bé nói với các bạn bằng giọng thân thiện: “Các bạn
biết không, tớ không thể nhìn thấy những gì tớ viết nếu không có đôi kính này đấy”.

Nếu con bạn bị trêu chọc, hãy tìm cách giúp bé tập trung vào những điểm mạnh của bé: có thể bé
chơi thể thao, đánh cờ hay đóng kịch giỏi. Khi suy nghĩ về thế mạnh của mình, trẻ sẽ có cảm giác dễ
chịu về bản thân. Và cảm giác này thường rất dễ lây lan: một khi con bạn cảm thấy tự tin về năng

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.