CHA MẸ GIỎI CON THÔNG MINH - Trang 99

lực của bản thân, các bạn cùng lớp sẽ chú ý đến thái độ mới của bé và sẽ nhìn bé bằng một ánh mắt
khác.

Với sự giúp đỡ của bố mẹ, trẻ em có thể học cách điều chỉnh hành vi, chẳng hạn như chia sẻ và luân
phiên. Các em còn học thay đổi phản ứng với người khác khi bị trêu chọc về những thứ nằm ngoài
tầm kiểm soát của các em, ví dụ như ngoại hình. Để trang bị cho các em những kỹ năng nhằm thực
hiện điều này, hãy giúp trẻ động não, lập ra danh sách những cách đối phó khả dĩ để trẻ áp dụng
trong lần sau khi bị trêu chọc. Một số trẻ chọn phương pháp hài hước: “Có thể trên trái đất tớ là
người béo, nhưng người hành tinh khác lại thấy tớ cực kỳ đẹp trai”. Những em khác có thể phản
ứng nghiêm túc hơn: “Các bạn cho là tớ quá gầy, nhưng chẳng qua là do mỗi người có một vóc dáng
khác nhau. Ai cũng vậy thôi”.

Trong những tình huống này, trẻ em biến những điều bất lợi của bản thân thành điều có lợi. Mọi
thứ sẽ khác hẳn nếu các em nghe theo lời khuyên chuẩn mực và lờ đi những kẻ trêu chọc mình, bỏ
đi hoặc báo với cô giáo.

Tại sao trẻ em lại cần được trang bị kỹ năng để tránh bị trêu chọc? Nếu không được chú ý, vết
thương cảm xúc có thể tồn tại suốt đời. Ben, giờ đây đã hai mươi tuổi, trước đây là một cậu bé gầy
khẳng khiu với đôi chân dài nhưng hai tay lại ngắn. Mặc dù bây giờ đã là một chàng trai bình
thường và rất đẹp trai, Ben vẫn tự cho rằng mình “xấu xí” và gặp khó khăn khi xây dựng quan hệ và
duy trì các mối quan hệ lãng mạn. Nếu Ben có khả năng chấm dứt vai trò nạn nhân của mình lúc
còn ít tuổi, hẳn khi trưởng thành cậu không chỉ trông bình thường mà còn cảm thấy mình cũng
bình thường như mọi người.

Khi bạn bè tiết lộ chuyện bí mật của người khác

Con bạn đã bao giờ về nhà với bộ mặt khó chịu bởi một người bạn đã phụ lòng tin của bé và đem
kể cho người khác bí mật mà chỉ hai đứa biết?

Bé Cara mười tuổi cảm thấy bị tổn thương bởi vì người bạn thân nhất của bé là Suzane đã kể cho
một bạn khác biết rằng Cara đang thích một anh lớp trên. Những tình huống như vậy không phải
hiếm gặp trong cuộc sống của trẻ vị thành niên. Niềm tin tan vỡ có lẽ còn đau đớn và dai dẳng hơn
một cú đấm vào mũi. Cara không chỉ nghĩ rằng bé đã mất đi người bạn thân nhất mà còn có cảm
giác bị phản bội: người mà bé quan tâm không hề quan tâm chút nào đến bé.

Bạn thử an ủi một đứa trẻ gặp phải tình huống như Cara bằng cách nói với bé: “Hãy bảo với bạn ấy
rằng con rất đau lòng vì bạn ấy đã phụ lòng tin của con”hoặc: “Nếu con sợ không dám nói với bạn
ấy cảm giác của mình, hãy nhờ một người bạn nói cho bạn ấy biết” thậm chí: “Nếu con không nói
cho bạn ấy biết con cảm thấy thế nào, bạn ấy sẽ lại tiếp tục làm vậy”.

Mặc dù tất cả những lời khuyên trên đều tốt, bạn vẫn lại đang nghĩ hộ cho trẻ. Hãy thử nói với con
bạn theo cách khác – phương pháp giải quyết vấn đề. Sau đây là cách mẹ Cara giúp con gái suy nghĩ
nhiều hơn về cảm giác của bản thân và tại sao bạn bé lại phản bội niềm tin của bé.

MẸ: Con cảm thấy thế nào khi Suzane kể bí mật của con cho người khác nghe?

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.