9
V
éra đã ngủ say; tôi mở cửa sổ trông ra vườn và nghĩ về cuộc dạo chơi
của bà T. và chàng Hiệp Sĩ khi họ rời lâu đài trong đêm, một cuộc dạo chơi
gồm ba chặng thật khó quên.
Chặng đầu: họ khoác tay nhau dạo bước, trò chuyện, họ thấy một chiếc
ghế đá trên bãi cỏ liền ngồi xuống đó, vẫn tay trong tay tiếp tục chuyện trò.
Đêm sáng trăng, khu vườn dốc thoai thoải theo những bậc cấp về phía sông
Seine, tiếng thì thầm của dòng sông quyện lẫn với tiếng xào xạc cây cối.
Chúng ta hãy cố lắng nghe vài đoạn câu chuyện của họ. Hiệp Sĩ đòi hôn. Bà
T đáp: “Tôi rất sẵn lòng: anh sẽ rất kiêu ngạo nếu tôi từ chối. Sự tự ái sẽ
khiến anh tin rằng tôi sợ anh”.
Những điều bà T. nói là kết quả của một thứ nghệ thuật, nghệ thuật trò
chuyện, nó không để cho một cử chỉ nào xảy ra mà không bình luận và gán
cho một ý nghĩa; ở đây chẳng hạn, bà ta tặng cho Hiệp Sĩ cái hôn mà chàng
yêu cầu, nhưng là sau khi đã áp đặt sự giải thích của mình về sự ưng thuận
đó: nếu như bà ta cho phép ôm hôn thì đó cũng chỉ là để đưa lòng kiêu hãnh
của Hiệp Sĩ vào đúng khuôn khổ của mình.
Khi bằng một thao tác tư duy bà ta biến cái hôn thành một hành động
phản kháng thì không phải là bà ta lừa bịp ai, kể cả Hiệp Sĩ, tuy nhiên chàng
phải xem xét những ý kiến đó một cách rất nghiêm túc, bởi vì chúng là một
bộ phận của một cách thức suy nghĩ đòi hỏi phải được đáp lại bằng một cách
thức suy nghĩ khác. Trò chuyện không phải là việc giết thời gian; ngược lại,
trò chuyện là cái tổ chức thời gian, thống trị nó, đặt ra các lề luật riêng mà
nó phải tôn trọng.
Kết thúc chặng đầu cái đêm của họ là: nụ hôn bà ta tặng cho Hiệp Sĩ
đến làm chàng bớt kiêu căng đã không dừng lại chỉ một lần, những nụ hôn