khuôn mặt ông bởi vì ông tin chắc rằng không có ai trong số người ở đây có
được những bắp thịt như ông.
Vâng, anh tin hay không thì tùy, nhưng cái ý nghĩ có vẻ buồn cười đó
đã giúp ông ta lấy lại được tinh thần. Ông cởi áo vét, nằm sấp trên đất. Sau
đó ông chống tay nâng người lên. Ông lặp lại chuyển động này hai mươi sau
lần và thấy tự bằng lòng. Ký ức ông hiện lại thời sống cùng các bạn thợ, sau
mỗi buổi làm ông cùng họ ra cái ao nhỏ phía sau công trường để tắm. Nói
thật ra, khi đó ông thấy sung sướng gấp trăm lần bây giờ trong lâu đài này.
Các công nhân gọi ông là Einstein và họ yêu mến ông.
Và ông lại nảy ra một ý nghĩ phù phiếm (ông biết rõ là nó phù phiếm và
thậm chí lấy thế làm thích thú) là đi tắm trong bể bơi sang trọng của khách
sạn. Với vẻ kiêu căng đầy thích thú và rất có ý thức, ông muốn khoe tấm
thân mình ra trước mặt đám trí thức ốm yếu của cái đất nước màu mè giả
tạo, cằn cỗi và hay phản trắc này. May sao, ông có mang theo từ Praha chiếc
quần tắm (nó luôn theo ông đi khắp nơi), ông mặc nó vào rồi ngắm mình
nửa khỏa thân trong gương. Ông co duỗi các bắp tay cho nó phồng lên. “Nếu
ai muốn phủ nhận quá khứ của tôi, thì đây, những bắp thịt tôi đây, một bằng
chứng không thể bác bỏ được!” Ông hình dung tấm thân của mình đang
lượn quanh bể bơi, mở mắt cho người Pháp thấy rằng có một giá trị căn cốt,
đó là sự hoàn thiện của cơ thể, sự hoàn thiện mà ông lấy làm tự hào nhưng
họ thì không biết đến. Nhưng rồi ông thấy nếu cứ để trần thế này mà đi trong
hành lang khách sạn thì hơi bất tiện nên khoác thêm lếp mình chiếc áo lót.
Vấn đề còn lại là đôi chân. Để trần hay mang giày đều không thích hợp; cuối
cùng ông quyết định là cứ mang giày. Trang phục xong xuôi, ông soi mình
trước gương một lần nữa. Một lần nữa, nỗi buồn phiền của ông lại được gắn
lại bởi lòng kiêu hãnh, và một lần nữa ông lại tự bằng lòng mình.