37
JOSH
B
ố nhấc ống nghe điện thoại trong văn phòng, gọi số nội bộ cho mẹ.
Mẹ chỉ ở cách hai phòng nên tôi có thể nghe tiếng chuông reo.
“Cu cậu tới rồi,” bố nói vào ống nghe.
Văn phòng của bố cũng không khác gì so với lần cuối cùng tôi tới. Chán
chết đi được. Một vài người bạn thân của bố mẹ dạy môn lịch sử có văn
phòng trưng đầy những tấm áp phích có tác động mạnh với những câu trích
dẫn hay đại loại như: “Những ai không nhớ quá khứ sẽ phải đối mặt với
nó.” và “Lịch sử là do những người chiến thắng viết nên.” Tấm áp phích
duy nhất trên bức tường của bố là tấm ảnh đen trắng chụp một nhà xã hội
học đầu hói đang săm soi cặp kính của mình.
Mẹ khép cửa lại rồi ngồi xuống ghế bên cạnh tôi.
“Sao sáng nay con đi học muộn?” Bố hỏi.
Tôi biết thể nào cũng đến nước này. Khi Emma và tôi đến trường, lớp
học đã bắt đầu trước đó mười phút. Tôi hi vọng nếu trường có gửi thông
báo về nhà qua máy trả lời tự động thì tôi có thể xóa nó trước khi bố mẹ về
nhà. Nhưng rõ ràng số máy nơi làm việc của bố mẹ nằm đầu tiên trong
danh sách.
“Bố và mẹ đã cho con rất nhiều tự do, đúng không nào,” mẹ nói. “Mẹ
không bắt con phải đón xe buýt đi học, nhưng bố mẹ muốn con đến trường
đúng giờ.”
“Bố mẹ biết con không hề dậy muộn,” bố nói. “Lúc đi làm bố mẹ nghe
thấy con mở nhạc trên phòng.”
“Con đi nhờ Emma,” tôi nói. “Bọn con không để ý thời gian. Sẽ không
lặp lại nữa đâu ạ.”