CHẨN ĐOÁN HỌC Y ĐẠO - Trang 116

Nếu da mặt lưỡi như vỏ trái vải, tuyệt không có chút nước ướt là nguy.

Nếu màu lưỡi như màu hồng chín đỏ là nguy.

Nếu màu lưỡi như bột rang cũng nguy.

Nếu lưỡi láng lẫy, không đóng bợn, đó là triệu chứng nguy của bộ tiêu
hóa.

Nếu lưỡi cuống rút lại và bọc dái teo là không trị được.

Lưỡi cứng không lay động, không nói được là nguy.

Lưỡi nổi bợn trắng từng mảng như bông tuyết, đó là tạng Tỳ lạnh và bế
tắc, khó trị.

Nếu uống Huỳnh Cầm, Huỳnh Liên rồi mà lưỡi hiện hình chữ Nhân là
không chắc trị được.

Lưỡi là một bộ phận mà người lớn, trẻ em đều đồng như nhau. Nhưng khi

biến cố, đối với trẻ con còn nhiều điều quan hệ cần phải phân biệt kỹ. Nếu
căn cứ bề mặt của lưỡi mà phân vị trí nội tạng thì đầu chót lưỡi thuộc Tim,
hai bên dịch vào trong một chút thuộc Phổi, ở ngay chính giữa thuộc Vị, bên
phải của người bệnh thuộc Tỳ, bên trái thuộc Gan, cuống lưỡi thuộc Thận.
Tướng lưỡi le ra dài quá mà bề ngang nhỏ là nội tạng thiếu lửa. Bợn lưỡi
đóng chông cao làbệnh dương, láng lẫy là bệnh nhập âm. Bợn nhuyễn là
thấp, bợn màu trắng là bệnh còn ở ngoài, vàng dợt là bệnh lấn vào trong, nâu
dợt cũng vậy, màu vàng sậm là bệnh vào sâu hơn chút nữa, màu đen là bệnh
vào cốt tủy. Cứ căn cứ màu sắc của tạng phủ ráp vào màu sắc của vị trí lưỡi
là có thể nhận được bệnh ngay. Thí dụ: Đầu chót lưỡi đỏ tươi, nổi chông, tức
là Tim nóng quá.

Ngoài ra có những điều ngoại lệ như bệnh đậu mùa sắp nổi lên phát nóng

sốt dữ dội hai ba ngày. Mặt da nóng hổi chớm nổi mụt mà lưỡi sạch trơn, đỏ
au, nổi chông, đó là tướng lưỡi đặc biệt của bệnh đậu mùa. Hoặc có người
bình sinh cứ suốt tháng trên mặt lưỡi như mây trên trời, như sóng dưới biển,
có chỗ đóng bợn trắng, chỗ không, chỗ sâu, chỗ cạn, thay đổi từng ngày
một, ăn những món gì cay mặn, chịu không nổi, lưỡi le ra dài hơn thường,

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.