người ta vất bỏ mọi vấn đề bực dọc và phiền toái vào. Càng dạy nhiều học trò thì rác
bẩn càng nhiều. Nhưng dạy dỗ là một cách thực hành tốt đẹp. Dạy dỗ giúp ta phát triển
kiên nhẫn và hiểu biết.
135. Thầy không thể giải tỏa nổi khó khăn của chúng ta. Thầy chỉ là nơi để học đạo.
Thầy không thể làm cho đạo sáng tỏ hơn. Những điều thầy dạy là để thực hành chứ
không phải chỉđể nghe suông. Đức Phật chẳng bao giờ tán dương sự tin tưởng vào
người khác. Phải tin tưởng chính mình. Điều này thật khó khăn. Nhưng phải như vậy.
Chúng ta nhìn bên ngoài nhưng chẳng bao giờ thấy. Phải thật sự thực hành. Hoài nghi
không tiêu tan do học hỏi nơi kẻ khác mà do liên tục thực hành.
Hiểu biết và trí tuệ
136. Không ai và chẳng có gì có thể giải thoát cho bạn. Chỉ có sự hiểu biết của chính
bạn mới giải thoát cho bạn mà thôi.
137. Tên khùng và vị A La Hán đều biết mỉm cười: nhưng vị A La Hán biết tại sao
mình mĩm cười còn tên khùng thì không.
138. Người trí quán sát người khác, nhưng quán sát với trí tuệ chứ không phải với si
mê. Quán sát với trí tuệ có thể học hỏi nhiều, nhưng quán sát với si mê thì chỉ tìm thấy
lỗi của người khác mà thôi.
139. Điều phiền toái thực sự là biết mà không làm. Không biết nên không làm là
chuyện thường, nhưng biết mà không chịu làm thì đó là một vấn đề.
140. Nghiên cứu sách vở không quan trọng lắm. Dĩ nhiên kinh điển là đúng nhưng
không diễn đạt hết chân lý. Kinh điển là ngôn từ, chữ viết; mà ngôn từ và chữ viết khả
năng diễn đạt có giới hạn. Chẳng hạn như danh từ "sân hận" không thể diễn tả được
trạng thái nóng nảy, giận hờn; cũng như nghe tên một người, khác với gặp người ấy.
Chỉ có kinh nghiệm của chính bạn mới đem lại đức tin thực sự.
141. Nếu nhìn sự vật với trí tuệ nội quán thì sẽ không bị dính mắc vào chúng. Tốt hay
xấuđến, vui hay buồn đến hãy nhìn chúng rồi để chúng ra đi thì bạn sẽ không dính mắc.
Dầu tham lam hay sân hận có đến đi nữa bạn cũng dùng trí tuệ để nhìn thấy bản chất vô
thường của chúng và để chúng tự ra đi. Nếu phản ứng lại chúng, yêu hay ghét chúng,
thì rắc rối sẽ xảy ra. Phản ứng, không những chứng tỏ bạn là người không có trí tuệ mà
còn làm cho đau khổ gia tăng.
142. Hiểu biết chân lý thì sẽ không còn suy nghĩ và trở thành người có trí tuệ. Không
hiểu biết thì suy nghĩ sẽ nhiều hơn trí tuệ hoặc chẳng có chút trí tuệ nào. Suy nghĩ
nhiều mà không có trí tuệ sẽ đau khổ tận cùng.
143. Thiên hạ ngày nay chẳng muốn tìm hiểu chân lý. Họ học hỏi chỉ để có sự hiểu biết