CHẲNG CÓ AI CẢ - Trang 19

cần thiết hầu nuôi thân, cấp dưỡng gia đình và chăm sóc lẫn nhau mà thôi. Đối với họ
thì sự thông minh, linh lợi có giá trị hơn trí tuệ.

Giới hạnh

144. Hãy thận trọng trong việc giữ gìn giới luật. Cốt tủy của giới luật là sự hổ thẹn.
Nếu còn hoài nghi thì hãy khoan phát biểu ý kiến, khoan làm. Đó là giới luật. Không
còn hoài nghi thì mới trong sạch, thanh tịnh.

145. Có hai trình độ thực hành giáo pháp. Gìn giữ giới luật là phần căn bản đầu tiên.
Giới luậtđem lại hạnh phúc, thoải mái và hòa hợp. Thứ đến - tích cực hơn - không liên
quan đến sự thoải mái - đó là thực hành giáo pháp để tỉnh thức và giải thoát tâm mình
ra khỏi mọi ràng buộc. Giải thoát tâm là cội nguồn của từ bi và trí tuệ.

146. Giới hạnh là cha mẹ của giáo pháp nẩy nở trong chúng ta. Giới hạnh cung cấp
thức ăn bổ dưỡng và chỉ cho ta hướng đi đích thực.

147. Giới hạnh là điều kiện căn bản để tạo nên một thế giới hài hòa, trong đó con người
thực sự sống như một con người chứ không phải như loài cầm thú. Giữ gìn giới luật
là điều chính yếu trong việc hành thiền. Giữ gìn giới luật, phát triển lòng từ ái, tôn
trọng tha nhân, thận trọng trong lời nói và hành động; đó là gia tài của bạn. Nếu dùng
giới luật làm căn bản cho mọi hànhđộng thì tâm bạn sẽ hiền hòa, trong sáng và yên
tĩnh. Thiền sẽ dễ dàng phát triển trên mảnhđất này.

148. Săn sóc và giữ gìn giới luật như người làm vườn săn sóc và giữ gìn cây cối.
Không bị dính mắc vào cây lớn, cây nhỏ, cây quan trọng và cây không quan trọng. Một
số người muốnđi đường tắt. Họ nói: "Bỏ qua thiền định, đi ngay vào thiền minh sát; bỏ
qua giới luật, đi ngay vào thiền định". Chúng ta có nhiều lý do để bào chữa cho lòng
tham ái của chúng ta.

149. Chánh tinh tấn và trí tuệ không phải là chuyện bên ngoài mà là sự bền tâm tỉnh
thức và tự chế bên trong. Thế nên, sự bố thí, nếu được làm với ý tốt có thể đem lại hạnh
phúc cho mình và cho người. Nhưng giới hạnh phải là gốc rễ thì lòng từ thiện này mới
trong sáng, thanh tịnh.

150. Đức Phật dạy chúng ta làm điều lành, lánh xa điều ác, giữ tâm trong sạch. Việc
hành thiền của chúng ta cũng vậy: "làm lành, lánh dữ".

Những điều xấu xa có còn tồn tại trong tâm bạn không? Dĩ nhiên là còn! Thế thì tại sao
không quét dọn nhà cửa cho sạch sẽ.

Trong việc thực hành đúng đắn thì làm lành lánh dữ là việc làm tốt đẹp, nhưng có hạn
chế, vì cuối cùng chúng ta phải bước qua cả tốt lẫn xấu. Giải thoát bao gồm tất cả,
nhưng không dính mắc gì cả. Từ sự không dính mắc này, tình thương và trí tuệ lưu

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.