CHẲNG CÓ AI CẢ - Trang 21

nhưng không có điều gì thật sự trọn vẹn.

161. Không phải chỉ cần gọi nước lã là rượu thì nước lã tức khắc thành rượu ngay. Bạn
biết rõ điều đó. Vậy mà khi muốn uống rượu, bạn bảo rượu là nước lã và uống tự
nhiên; như vậy có phải là điên khùng không?

162. Người ta thường có thói quen nhìn ngắm bên ngoài. Chẳng hạn như khi nhìn
giảngđường này, họ sẽ nói: "Giảng đường này thật lớn !". Thật ra nó chẳng lớn chút
nào. Nó lớn hay không, tùy theo quan niệm của ta mà thôi. Thật ra, giảng đường này nó
chỉ vậy thôi, chẳng lớn mà cũng chẳng bé. Thế nhưng, người ta luôn luôn chạy theo
cảm quan của mình. Người ta bận rộn nhìn và đánh giá mọi vật chung quanh mà không
có thì giờ để nhìn vào chính mình.

163. Nhiều người chán nản mệt mỏi và biếng nhác trong việc hành thiền. Dường như
họ chẳng muốn giữ Phật Pháp trong tâm. Thế nhưng, có ai chưởi mắng họ, họ sẽ nhớ
mãi suốtđời. Vậy mà khi giáo pháp dạy họ phải điều hòa, phải thu thúc và phải nhiệt
tâm thực hành thì họ quên mất tiêu. Tại sao không giữ giáo pháp trong tâm? Giữ chi
những lời mắng chưởi đó?

164. Cho mình hơn người là trật rồi. Cho mình bằng người cũng trật nữa. Cho mình
thua người cũng trật luôn. Nghĩ mình hơn người thì kiêu căng sẽ nổi dậy. Nghĩ mình
bằng người sẽ thiếu kính trọng khiêm nhường. Nghĩ mình thua người sẽ nhụt chí thiếu
tự tin.

Hãy xả bỏ tất cả

165. Hãy học cách xả bỏ mọi chuyện thế gian, đừng tìm cách chống lại chúng. Hãy vui
với chúng. Hãy tìm cách điều động hay đối xử với chúng. Khi thân này bị bệnh và đau
nhức, ta tìm kinh để tụng. Ta muốn kiểm soát và điều khiển thân này, ta không muốn
cơ thể này đau. Kinh trở thành một loại nghi lễ huyền bí khiến chúng ta rối rắm thêm
trong tham ái, dính mắc.Đó là vì chúng ta tụng kinh để khử trừ bệnh tật, để được sống
bền vững lâu dài. Thật ra, Đức Phật ban cho chúng ta giáo pháp là để chúng ta biết sự
thật của cơ thể này nhờ thế chúng ta có thể xả bỏ nó, nhưng chúng ta biến những lời
dạy của Ngài thành kinh tụng để gia tăng thêm sự si mê của chúng ta.

166. Hãy tìm hiểu thân thể và tâm trí bạn. Hãy bằng lòng với sự thanh đạm, ít ỏi. Đừng
quá dính mắc vào giáo pháp. Đừng nắm giữ hay nhảy bổ vào những cảm xúc của mình.

167. Nhiều người sợ bố thí. Họ cảm thấy bị áp chế và bóc lột khi phải cho ra. Muốn
trau dồi lòng từ thiện, bạn chỉ cần áp chế chính lòng tham muốn, dính mắc của mình
chứ không ai áp chế bạn cả. Làm như thế thì bản chất thật sự của chúng ta sẽ tự chinh
phục lấy chính nó để trở nên nhẹ nhàng và tự do hơn.

168. Nắm cục lửa hàng xóm trong tay, bạn sẽ bị bỏng. Nắm cục lửa nhà bạn, bạn cũng

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.