CHẶNG ĐƯỜNG MƯỜI NGHÌN NGÀY - Trang 163

“tìm diệt” của địch vào Dầu Tiếng. Nhưng địch vẫn ngoan cố, ngạo mạn
thực hiện ý định nên chuốc thêm thất bại.

Tuy nhiên con đường dẫn tới chiến thắng trong cuộc đọ sức ban đầu này

không phẳng phiu chút nào. Trước hết, tính chất ác liệt khẩn trương của
cuộc chiến tăng lên rõ rệt so với thời kỳ đối đầu với quân ngụy. Tỷ lệ
thương vong của sư đoàn cao hơn, không phải trong lúc giáp chiến, do hỏa
khí bộ binh mà chủ yếu do hỏa lực không quân và pháo binh của địch gây
ra trong quá trình lui quân, tập kết. Số thương vong trong trận tiến công
quân ngụy đóng trong công sự vững chắc ở chi khu quân sự Đồng Xoài
diễn ra trong một đêm, một ngày tương đương với số thương vong khi sư
đoàn tiến công cụm quân Mỹ đóng dã ngoại ở Bầu Bàng diễn ra trong vòng
trên dưới ba tiếng đồng hồ.

Từ trong ác liệt ấy chúng tôi đã hiểu Mỹ hơn.

- Quân Mỹ rất mạnh vì có hệ thống hỏa lực, phương tiện cơ động nhiều

và hiện đại, được huấn luyện kỹ, hệ thống và rất có bài bản. Nhưng chính vì
cái mạnh không thể tưởng tượng này đã dẫn tới cái yếu rất cơ bản:

- Bất cứ một cuộc hành quân nào (dù tăng viện, giải tỏa hay càn quét

“tìm diệt”) đều phải có sự chi viện tối đa của hỏa lực và phương tiện cơ
động chuẩn bị dọn đường, dọn bãi đổ bộ, buộc phải đóng quân dã ngoại, để
lộ, khó giữ được yếu tố bất ngờ vì đối phương dựa vào các quy luật hoạt
động chi viện hỏa lực như đã nói trên dễ phát hiện, đề phòng và kịp thời
đánh trả.

- Trong chiến đấu dù phòng ngự, tiến công hay phản công, quân Mỹ đều

ỷ lại vào hỏa lực, coi đó là điều kiện tiên quyết, thường tìm cách dãn ra,
phân tuyến vùng hỏa lực sát thương đối phương; rất ngại đánh gần, ngại
thực hành bao vây vu hồi nhỏ vì sợ bị cô lập.

- Hệ thống bảo đảm hậu cần rất nặng nề.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.