CHẶNG ĐƯỜNG MƯỜI NGHÌN NGÀY - Trang 191

Nhưng tình hình bỗng chốc trở nên phức tạp. Địch từ phía sau (Chơn

Thành) tổ chức thành hai cụm lên phản kích ở khu vực Tàu Ô. Trung đoàn
phải đưa lực lượng dự bị (tiểu đoàn 6) vào chiến đấu ở nam, bắc Tàu Ô. 17
giờ, bảy xe M.41, M.113 từ Chơn Thành lên, thọc thẳng vào trận địa ta ở
khu vực ngã ba Cây Đa, ta diệt bốn xe, còn ba xe quần nhau với bộ binh ta,
chúng chạy thẳng về Tàu Ô hợp điểm với đồng bọn từ Tân Khai đánh
xuống. Trận ác chiến diễn ra trong bốn giờ liền, như địch thừa nhận (từ 15
giờ đến 18 giờ mới kết thúc).

Thắng nhưng không trọn vẹn, lực lượng khóa đuôi mỏng, lại thiếu lực

lượng dự bị mạnh, khi địch tăng viện ta xử lý lúng túng, không kịp thời, nổ
súng không đồng loạt, một số xe địch có điều kiện quay lại cụm thành hình
vòng đối phó. Khi pháo địch bắn dữ dội, ta tổ chức rút chưa nhanh nên bị
thương vong.

Nhưng trận thắng trong chiến dịch đánh giao thông địch trên đường 13

gây cho Mỹ nhiều lúng túng trong âm mưu mở cuộc hành quân “dự phòng”
nhằm phá cuộc tiến công của ta, tạo đà cho những trận thắng tiếp sau của sư
đoàn trong đợt hoạt động mùa mưa, lại xảy ra ở địa điểm khác.

Đó là trận phục kích địch trên khu vực cầu Cần Lê mà địch gọi là “trận

Srok Dong - là một trận đánh cổ điển trong chiến tranh Việt Nam”(2).

(1) (2) Sách: Sự thăng trầm của đạo quân đánh bộ Hoa Kỳ ở Việt Nam

của Xten-tơn do Minh Đạo lược dịch đăng trong Tạp chí Lịch sử quân sự số
19, 20, 21 năm 1987.

Cần Lê cũng là khu vực nằm trong kế hoạch tổng thể đánh giao thông

địch trong đợt hoạt động mùa mưa của sư đoàn.

Nhưng khi xảy ra lại là trận phục kích hai chiều, không phải chỉ đánh

địch từ Hớn Quản lên mà còn tiến công địch từ Lộc Ninh rút về.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.