Chiều 27 tháng 6, sư đoàn được tin trinh sát kỹ thuật của Miền: một
đoàn xe cơ giới địch đang chuẩn bị xuất phát từ Hớn Quản lên đón quân Mỹ
rút từ Lộc Ninh về th đường 13. Như vậy th phán đoán của sư đoàn, cuộc
hành quân dự phòng “En Pa-xô” của địch đã bị phá sản, âm mưu phá cuộc
tiến công của ta đã thất bại, chúng thấy không thể trụ lại vì đường 13 đang
tắc nghẽn ở đoạn vừa xảy ra trận đánh của Trung đoàn 2: cầu Cần Đâm.
Việc vận chuyển vũ khí, đạn dược, nhu cầu hậu cần cho lính Mỹ gặp nhiều
trở ngại.
Bộ tư lệnh sư đoàn hội ý quyết định: Đây là trận đánh do sư đoàn trực
tiếp chỉ huy, sở chỉ huy đặt ở điểm cao 124, lực lượng sử dụng:
- Lệnh cho Trung đoàn 1 tạm ngừng kế hoạch tiến công Lộc Ninh,
chuyển sang đánh phục kích đoàn xe cơ giới địch từ Hớn Quản lên.
- Trung đoàn 2 đánh địch phản kích phía sau.
- Trung đoàn 3 đánh địch đổ bộ đường không (rút kinh nghiệm trận Cần
Đâm, Sư đoàn nhận định: “ Thế nào địch cũng sử dụng sở trường của đội
quân công tử - sẽ đổ bộ đường không khi bị đánh để cứu nguy cho bộ
binh”).
- Phương châm tác chiến, đánh nhỏ đồng thời chuẩn bị đánh lớn, chặn
diệt bộ binh, cơ giới đồng thời đánh địch đổ bộ trực thăng.
Trong quá trình trao đổi kế hoạch tác chiến, một vấn đề nổi lên là bố trí
thế nào. Ở đây chỉ cách chi khu quân sự Lộc Ninh có bảy ki-lô-mét, không
có địa hình trung bình như Cần Đâm, rừng thưa, đồng trống, phần lớn là
cây dừa nước mọc xen với cỏ le. Từ vị trí tập kết đến khu chiếm lĩnh phải
vượt qua ba con suối khó khăn trong cả cơ động và giấu quân. Vì vậy phải
bố trí thế trận vận động phục kích.
Ý kiến khác (chủ yếu của phái quân sự) thì ngược lại. Làm như vậy khi
tiếp cận địch bị trống trải, không an toàn, rất phiêu lưu.