trung để cố thủ thị xã An Lộc đã lên tới năm chiến đoàn tăng cường (tương
đương hai sư đoàn), mật độ không quân được tăng thêm. Về phía ta lực
lượng tiến công là Sư đoàn 5 bị thương vong hao hụt mới được bổ sung.
Khoảng thượng tuần tháng 5, anh Phạm Hùng, anh Hoàng Văn Thái và
tôi xuống sở chỉ huy chiến dịch trao đổi tình hình và bàn biện pháp xử lý
phù hợp. Căn cứ vào tương quan lực lượng, ưu thế đã nghiêng về phía địch.
Thế vừa tạo được (bức địch rời khỏi điểm cao) chưa đủ mạnh để áp đảo
chúng. Trên đường 13, Sư đoàn 7 tuy chặn được địch nhưng chưa có trận
đánh thối động nào. Địch ở thị xã vẫn quyết tâm cố thủ, địch trên đường 13
vẫn dồn quân lên thực hành giải tỏa. Lực lượng phòng không của ta chưa đủ
sức chặn địch cơ động lực lượng bằng đường không tăng viện binh cho An
Lộc; ta cũng không còn tranh thủ được yếu tố bất ngờ nào nữa. Và để thực
hiện ý định của Bộ Chính trị, cũng như kế hoạch chung của Miền, đã đến
thời điểm đưa Sư đoàn 5 xuống đồng bằng sông Cửu Long mở chiến dịch
tổng hợp đánh phá bình định, thiết thực phối hợp với chiến trường miền
Đông. Cuối cùng anh Phạm Hùng kết luận:
- Từ thực tiễn trên, Bộ chỉ huy Miền chủ trương không tiến công thị xã
nữa mà chuyển sang bao vây cô lập Bình Long.
Nhưng Bộ chỉ huy chiến dịch vẫn giữ quyết tâm tiến công thị xã An
Lộc, tha thiết đề nghị cấp trên cho được thực hiện nguyện vọng chung của
các đơn vị, với lý lẽ: thị xã An Lộc đã bị bao vây trên thực tế; sư đoàn 5 và
các đơn vị tăng cường cho quân ngụy Sài Gòn bị thiệt hại nhiều về sinh lực
và phương tiện chiến tranh; quân dù lên giải tỏa đã bị đánh đau, đường 13
vẫn bị cắt; đợt tiến công ngày 13 và 15 tháng 4 không thành công không
phải vì địch mạnh mà do ta đánh chưa tốt. Các anh nhấn mạnh đến tình hình
chuẩn bị sẵn sàng của các đơn vị; đến kết quả chiến đấu tạo đà trong thời
gian qua như đã tiến công chiếm lại Núi Gió và điểm cao 169, diệt phần lớn
tiểu đoàn 6 dù cùng ban chỉ huy lữ đoàn dù l; bên trong thị xã, ta đang tiếp
tục tiến công tranh chấp với địch ở khu vực bắc đường Trần Hưng Đạo.