đấu mà tình hình vẫn chưa thấy sáng sủa, trái lại còn bị tổn thất đáng kể(9).
(9) Ba ngày đầu chiến đấu, sư đoàn 7 bị thương vong 300 cán bộ, chiến
sĩ, sư đoàn 341 bị thương vong 1.200. Chín xe tăng bị địch bắn cháy 3,
hỏng 3. Pháo 85 ly và 57 ly hỏng gần hết.
Là người chịu trách nhiệm chung về trận đánh, tôi thực sự băn khoăn, lo
lắng! Đầu óc cứ căng ra, phần lo cùng Bộ tư lệnh
Quân đoàn xử trí các tình huống gay cấn xuất hiện; phần suy nghĩ tìm
lối ra. Địch quyết giữ Xuân Lộc, vì nó được ví như chiếc xoáy ốc cuối cùng
quyết định số phận ngụy quân, ngụy quyền. Tướng Uây-en(10) tham mưu
trưởng lục quân Mỹ đã lệnh cho quân đội ngụy “phải giữ cho được Xuân
Lộc, mất Xuân Lộc là mất Sài Gòn”. Cả Mỹ và ngụy còn tính toán xa hơn,
phải bảo vệ Xuân Lộc bằng mọi giá, hy vọng chặn đứng được bước tiến của
đối phương ở đây, kéo dài thời gian đến mùa mưa, tìm kiếm một giải pháp
chính trị nào đó, có cơ may cứu vãn được tình thế, tránh khỏi thất bại hoàn
toàn. Với bọn cầm đầu ngụy quyền Sài Gòn, trước mắt cần chấm dứt tâm lý
thất bại đang lan nhanh như một bệnh dịch nguy hiểm và được Mỹ tiếp tục
viện trợ nếu như Xuân Lộc không mất.
(10) Uây-en, nguyên tư lệnh cuối cùng của quân viễn chinh Mỹ ở Việt
Nam, về nước sau Hiệp định Paris. Theo lệnh tổng thống Mỹ Pho, ngày
28/3/1975 sang thị sát Nam Việt Nam tìm cách cứu nguy cho ngụy quyền
Sài Gòn.
Chính vì vậy mà địch đã dồn một lực lượng lớn tương đương hai sư
đoàn bộ binh để phòng giữ(11). Còn về phía ta, diễn biến của những ngày
đầu ra quân không thật suôn sẻ, có thể do cách đánh vỗ mặt là không ổn?
Hướng tiến công chủ yếu từ phía đông đánh vào chưa thật chính xác, là
đánh vào điểm mạnh của địch? Muốn giải phóng Xuân Lộc, có nhất thiết
phải tập trung lực lượng diệt địch tại đó, hay có hướng nào khác.