(12) Sau ba ngày bị ta tiến công, quân đoàn 3 ngụy điều lên Xuân Lôc
sáu trung đoàn gồm: lữ đoàn 1 dù, liên đoàn 33 biệt động quân; trung đoàn
8 (sư đoàn 5) các thiết đoàn thiết giáp 315. 318, 322, hai lữ đoàn lính thủy
đánh bộ. Tổng số lực lượng quân ngụy ở Biên Hòa - Xuân Lộc lên tới
25.000 quân gồm haí sư đoàn; bốn trung đoàn và lữ đoàn bộ binh, chiếm
30% quân số quân khu 3; bốn thiết đoàn thiết giáp, tám tiểu đoàn pháo.
Ngừng một lát, anh hỏi:
- Vẫn nghe đấy chứ, Hoàng Cầm?
- Báo cáo anh! Tôi vẫn nghe, rất rõ. - Tôi đáp lại.
Anh lại tiếp:
- Tình hình đang thuận lợi. Các Quân đoàn 1 và Quân đoàn 3 của ta từ
Tây Nguyên đang hành quân vào Đông Nam Bộ. Quân đoàn 2 đang theo
đường 1 đã tới Nha Trang, Cam Ranh áp sát Phan Rang. Vì vậy Quân đoàn
4 cần khẩn trương tổ chức lực lượng, triển khai thực hiện chỉ thị tôi vừa nói,
nhanh chóng dứt điểm Xuân Lộc để cùng với các cánh quân khác tiến vào
mục tiêu cuối cùng. Chúc sức khỏe các đồng chí trong Bộ tư lệnh Quân
đoàn! Tôi chờ tin vui của các đồng chí.
Tôi chỉ kịp hứa Quân đoàn sẽ nghiêm chỉnh chấp hành chỉ thị của Tổng
tham mưu trưởng, thì có tiếng đặt ống nghe xuống máy điện thoại.
Như được tiếp thêm sức, đầu óc tôi bớt căng, lòng tin được củng cố.
Cùng với ký ức về chiến dịch biên giới Việt - Trung năm 1950 (giải phóng
thị xã Cao Bằng nhưng không đánh vào thị xã, mà chọn điểm Đông Khê
cách Cao Bằng gần năm mươi ki-lô-mét về phía nam để tiến công, buộc
quân đồn trú Cao Bằng phải rúm lại); về những kinh nghiệm đánh Mỹ ở
chiến trường Đông Nam Bộ từ 1965; và cuối cùng là chỉ thị của anh Văn
Tiến Dũng, đã bật dậy trong tôi cách đánh mới: tập trung lực lượng đánh
chiếm khu vực ngã ba Dầu Dây và Núi Thị, đồng thời uy hiếp sở chỉ huy