theo đường 14 qua Buôn Ma Thuột, Đức Lập, Bu Prăng, Bù Gia Mập đến
Lộc Ninh. Đoạn từ Bu Prăng - Bù Gia Mập khá tốt, xe các loại đều chạy tốt,
gọi là đường 14A. Thực tế sau đó, các binh đoàn chủ lực vào tham gia chiến
dịch Hồ Chí Minh đều từ Tây Nguyên theo đường kể trên vào tập kết ở
hướng bắc và tây bắc Sài Gòn.
Chỉ có sư đoàn 10 sau khi giải phóng Cam Ranh, theo đường 11, đường
20 để vào Đông Nam Bộ; hành lang đường 20 chỉ là một vùng giải phóng
nói chung, nó không còn như dự tính lúc ban đầu. Trước áp lực chung, quân
đồn trú ở Đà Lạt hoảng hốt tự rút bỏ thành phố này. Do sớm phát hiện,
Trung đoàn 812 Quân khu 6 kịp thời truy kích vừa diệt chúng vừa giải
phóng đường 11 từ Đà Lạt đến sân bay Thành Sơn, Phan Rang.
Rõ ràng cái thế chung tạo ra lúc ấy cho phép chúng ta từ Định Quán
quay xuống tiến công Xuân Lộc, mà vẫn ở thế đứng trên đầu thù giải phóng
liền cả Bảo Lộc, Đà Lạt.
Trận đánh Xuân Lộc nổ ra muộn, vào lúc địch gượng lại, chúng tăng
cường phòng thủ khá mạnh, gồm những đơn vị tinh nhuệ nhất còn lại và
quá nửa lực lượng dự trữ chiến lược của quân ngụy (dù và thủy quân lục
chiến) và vào thời gian này Mỹ cũng hối hả đưa vào miền Nam, được dùng
tại Xuân Lộc thêm loại bom Đe-xi-cát tơ và bom CB thay cho phi vụ yểm
trợ bằng máy bay B52 làm tăng thêm tính khốc liệt của trận đánh.
Trận đánh muộn kéo theo những khuyết điểm không đáng có.
Việc chuẩn bị trận đánh quá gấp, xác định hướng chủ yếu từ đông bắc
đánh vào là không chính xác. Đúng đây là phía sau căn cứ sư đoàn 18,
nhưng lại là khu vực phòng thủ rắn của địch, địa hình không thuận lợi, ta
phải từ dưới cánh đồng thấp, ngược sườn đồi đánh lên, phải mở tám, chín
hàng rào kẽm gai, vượt qua hệ thống đường ủi và các vị trí phòng thủ vòng
ngoài mới có thể tiến vào trung tâm tiến công chiến đoàn 52 và trung đoàn
5 thiết giáp phòng giữ. Khi phát hiện phía tây nam, qua cổng chính tiến vào