Anh hứa và anh đã làm. Không hoa mỹ, sáo rỗng. Đã nói là làm, đã làm
là phải thành công, dù phải xả thân.
Tuy không được gặp Bác, nhưng được tin Bác đi chiến dịch, Bác trực
tiếp đến gần theo dõi trận đánh Đông Khê, Trần Cừ lúc nào cũng nhắc tới
Bác với một niềm tự hào: Bác là chỉ huy danh dự của tiểu đoàn ta. Tinh
thần quyết chiến quyết thắng của Trần Cừ thể hiện tư tưởng “chỉ cho đánh
thắng” của Bác.
Tôi được số anh em cán bộ, chiến sĩ còn sống trong trận đánh này kể lại
khi chiến dịch kết thúc. Trần Cừ đã chỉ huy đại đội vượt qua bức tường đá
cao dày như bức tường Thành Cổ, tiếp đó là hàng rào kẽm gai và bãi mìn,
tiếp sát vào lô cốt thuộc khu đồn chính thì trời tảng sáng, lại bị hỏa lực từ
trong hầm ngầm, lô cốt cố thủ bắn cản lại, anh em bị thương một số. Mũi
tiến công bị chững lại. Lúc này anh bị thương vào chân, nhưng cố nén chịu,
tiếp tục chỉ huy đơn vị tiến lên mục tiêu cần đánh phá, cố tiếp cận lô cốt
trước mặt - nơi các họng súng của địch từ các lỗ châu mai đang bắn ra dữ
dội. Ném nốt quả lựu đạn cuối cùng vào lỗ châu mai, đồng thời Trần Cừ
đứng thắng người, áp cả thân mình vào lỗ châu mai, bịt hỏa điểm địch, bắt
chúng câm họng chỉ trong vài giây cho bộ đội xung phong đánh chiếm.
Trần Cừ chủ động chấp nhận hy sinh, dùng thân mình cản hỏa lực địch,
tạo thuận lợi cho toàn đơn vị tiêu diệt cụm cứ điểm Đông Khê, góp phần
cùng đơn vị bạn hoàn thành giành thắng lợi trận đánh quyết định của chiến
dịch.
Bước phát triển của chiến dịch diễn ra đúng như Bác dự đoán, mất Đông
Khê buộc địch phải cho quân đi ứng cứu lẫn nhau, tạo cơ hội cho ta tiêu
diệt chúng trong vận động, như tư tưởng chỉ đạo tác chiến của Bác - là “nhử
thú dữ vào tròng” để “khép vòng lưới thép” tiêu diệt chúng. Mất Đông Khê,
binh đoàn Lơ-pa-giơ buộc phải làm ứng cứu bị ta tiêu diệt ở Nà Cạo cao
điểm 477 trên đoạn đèo Bông Lau. Mất Đông Khê, binh đoàn Sắc-tông
buộc phải rút khỏi Cao Bằng, bị ta tiêu diệt ở Cốc Xá gần điểm cao 477.