CHÂU Á THẦN KỲ - THIÊN SỬ THI VỀ HÀNH TRÌNH TÌM KIẾM SỰ THỊNH VƯỢNG CỦA CHÂU Á - Trang 184

nhỏ và lãnh đạo chính quyền mới của mình với tư cách là một nhà độc tài trong
hơn 25 năm. Quốc dân đảng bắt đầu thực hiện điều mà họ đã có rất ít cơ hội làm
được trong quá khứ: điều hành một chính quyền trong bối cảnh tương đối hòa
bình.

Họ tỏ ra khá giỏi về việc này. Xây dựng nền kinh tế là ưu tiên hàng đầu ngay

từ khi mới hình thành chính quyền mới. Khoảng 1,6 triệu người tị nạn, trong đó
có vài trăm nghìn binh lính Quốc dân đảng chạy qua Eo biển Đài Loan, để trốn
chạy khỏi sự truy đuổi của Quân giải phóng nhân dân Trung Hoa. Tất cả cần
phải được tái định cư. Lạm phát diễn ra dữ dội và lương thực thì khan hiếm. Chỉ
dựa vào kinh nghiệm lãnh đạo trong quá khứ, nên Quốc dân đảng lúng túng đối
phó với những vấn đề nghiêm trọng như vậy. Khi còn ở đại lục, nền tảng kiến
thức về kinh tế của Tưởng Giới Thạch rất mỏng và từng dẫn dắt nhiều khu vực
của Trung Quốc tới bờ vực sụp đổ tài chính. Nhưng Tưởng Giới Thạch đã rút ra
bài học cho riêng mình. Nạn tham nhũng tràn lan trong giới chức của Tưởng và
tình trạng thống khổ của người dân nghèo Trung Quốc dưới quyền cai trị của
Tưởng đã đẩy hàng triệu người ngả theo lý tưởng công bằng của Đảng Cộng sản
do Mao Trạch Đông lãnh đạo; làm suy yếu khả năng và tinh thần chiến đấu của
quân đội Quốc dân đảng. Với suy nghĩ rất giống với Park Chung Hee của Hàn
Quốc, tại Đài Loan, Tưởng Giới Thạch nhận ra rằng thành công của chế độ do
mình lãnh đạo sẽ phụ thuộc vào tiến bộ kinh tế. Tưởng tự tách mình ra khỏi các
quyết sách kinh tế và nhường nó lại cho một nhóm các nhà kỹ trị.

Người đầu tiên trong số những nhà kỹ trị này là Lý Quốc Đỉnh, người mà Thi

Chấn Vinh mô tả là “có tầm nhìn xa trông rộng.” Lý Quốc Đỉnh sinh năm 1910
tại Nam Kinh, Trung Quốc. Cha Lý Quốc Đỉnh làm nghề sản xuất ống điếu.
Chịu ảnh hưởng bởi những cảm hứng nguyên sơ của chủ nghĩa dân tộc, Lý
Quốc Đỉnh chọn con đường trở thành nhà vật lý vì cho rằng sở dĩ Trung Quốc
yếu kém so với phương Tây là do nước này đã để cho mình tụt hậu trong khoa
học. Nhận được một học bổng, Lý Quốc Đỉnh sang học tại trường đại học
Cambridge (Anh) vào năm 1934. Nhưng, khi cuộc chiến tranh Trung-Nhật nổ ra
sau đó 3 năm, Lý Quốc Đỉnh tự cảm thấy xấu hổ trước việc mình ung dung học
tập tại nước ngoài trong khi phong trào chống Nhật trong nước đang diễn ra sôi
nổi nên quyết định ngưng việc học tập và vội quay trở về nước. Trong suốt thời

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.