nhiều hơn nữa. Park đe dọa: “Nếu anh chỉ muốn làm những gì dễ dàng thì anh
sẽ không nhận được thêm bất kỳ sự giúp đỡ nào của tôi.”
Chung lại tìm đến Barclays qua cửa sau. Trong một buổi gặp gỡ trùm đóng
tàu Hy Lạp George Livanos, ông đã tranh luận sôi nổi về một hợp đồng liên
quan đến hai tàu chở dầu. Sự tận tâm đó rốt cuộc cũng khiến cho Barclays xiêu
lòng và một liên doanh các ngân hàng châu Âu đã chịu cho vay 50 triệu USD.
Thách thức cuối cùng còn lại là đóng tàu chở dầu. Livanos đòi hỏi tàu phải được
đóng theo một thiết kế hiện hành, điều mà Chung có thể làm được. Ông bắt đầu
hàn con tàu đầu tiên vào năm 1972 trong khi vẫn tiếp tục xây dựng một xưởng
đóng tàu quanh nó. Như thường lệ, Chung lại đòi hỏi mọi việc được tiến hành
một cách siêu tốc. Công nhân thường làm việc 17 giờ mỗi ngày. Chung đi tới đi
lui các xưởng đóng tàu và khích lệ tinh thần họ bằng những viễn cảnh về một
tương lai phồn vinh. “Các anh sẽ có ti vi và tủ lạnh trong 5 năm nữa,” Chung
hứa hẹn với họ. “Và sẽ có xe hơi sau 15 năm.” Tuy nhiên, lúc này, điểm yếu
không có kinh nghiệm của Hyundai bắt đầu bộc lộ khi các kỹ sư vật lộn với bản
thiết kế con tàu. “Chúng tôi thậm chí còn không biết cách đọc bản vẽ,” một thợ
hàn nhớ lại. Khi hai nửa của con tàu được đem hàn ghép lại với nhau để tạo
thành một con tàu hoàn chỉnh, các kỹ sư khiếp sợ phát hiện ra chỗ lắp ghép bên
trong con tàu không khớp nhau, đòi hỏi phải tốn nhiều thời gian để chỉnh sửa.
Năm 1974, sau gần 2 năm làm việc cật lực không ngơi nghỉ, chiếc tàu chở dầu
đầu tiên đã sẵn sàng hạ thủy. Không ai trong công ty dám chắc con tàu sẽ nổi và
toàn bộ nhân viên Hyundai tụ tập ở bến tàu trong tâm trạng lo lắng. Khi con tàu
trượt xuống vịnh và chạy một cách nhẹ nhàng ra xa bờ, tất cả cùng òa lên hoan
hô huyên náo. Vậy là Hyundai đã đặt chân vào ngành công nghiệp đóng tàu.
Trong vòng 10 năm tiếp theo, Chung trở thành nhà đóng tàu lớn nhất thế giới.
***
MỘT SỐ NHÀ KINH TẾ HỌC xem thành công trong lĩnh vực đóng tàu của
Hyundai là minh chứng tích cực cho sức mạnh của phiên bản mô hình châu Á
của Park. Hai nhà kinh tế học Leroy Jones và Sakong Il tin rằng “nếu không có
sự sức ép cá nhân của Tổng thống Park thì gần như dự án này chắc chắn sẽ bị