CHÂU Á THẦN KỲ - THIÊN SỬ THI VỀ HÀNH TRÌNH TÌM KIẾM SỰ THỊNH VƯỢNG CỦA CHÂU Á - Trang 389

ông ấy”.

[67]

Đó là mối đe dọa đích thực cuối cùng đối với Mahathir và các

chính sách của ông trong suốt 10 năm tiếp theo.

Tuy nhiên, một số lời đả kích do Musa và các đồng minh của ông này nhắm

vào Mahathir là có cơ sở. Các dự án ưu tiên phát triển công nghiệp nặng của
Mahathir đã cho thấy thu về rất ít lợi nhuận so với những gì mà ông trông đợi.
Chúng đang làm uổng phí tiền bạc và được quản lý tồi. Năm 1988, quá chán
ngấy những khoản lỗ ngày một lớn của Proton, Mahathir đã sa thải viên quản lý
người Mã Lai của công ty và mời một nhà quản trị người Nhật của Mitsubishi
vào thay vị trí này.

[68]

Dự án tồi tệ nhất là công ty liên doanh thép Perwaja. Bắt

đầu thành lập vào năm 1982, nhà máy của Perwaja được xây dựng với một quy
trình sản xuất được du nhập từ Nhật Bản mà trước đó chưa qua thử nghiệm về
phương diện thương mại. Nó đã trở thành một tai họa, sản xuất với chi phí cao
hơn nhiều so với giá thép nhập khẩu. Năm 1988, Mahathir đã đưa vào Perwaja
một nhóm quản lý mới nhằm cố gắng xoay chuyển tình hình kinh doanh tồi tệ
của công ty

[69]

nhưng mọi thứ chỉ càng trở nên xấu hơn. Năm 1996, chính phủ

thừa nhận Perwaja bị vỡ nợ với khoản lỗ lũy kế lên tới gần 1,2 tỉ USD và khoản
nợ 2,8 tỉ USD.

[70]

Thậm chí chính Mahathir cũng thừa nhận Perwaja là một thất

bại.

[71]

Công cuộc công nghiệp hóa theo phong cách Park Chung Hee của

Mahathir không bao giờ sánh được với thành công của Park.

Nhưng, bất chấp điều đó, Mahathir vẫn dồn mọi sự ưu ái cho hết siêu dự án

này đến siêu dự án khác. Năm 1991, chính phủ quyết định xây dựng một sân
bay quốc tế mới hào nhoáng tốn 3,8 tỉ USD. Năm 1993, Mahathir tái khởi động
một dự án xây dựng con đập lớn nhất Đông Nam Á trên đảo Borneo.

[72]

Năm

1995, ông khai trương Putrajaya, một thành phố vệ tinh nằm bên ngoài Kuala
Lumpur 16km được xây dựng để làm nơi đóng đô của chính quyền trung ương.
Khi công ty dầu khí quốc doanh Petronas lên kế hoạch xây dựng một trụ sở mới
ở trung tâm thành phố Kuala Lumpur vào giữa thập niên 1990, Mahathir cho
biết ông “tình cờ” đề nghị với các nhà quản lý của Petronas: “Sao không xây
dựng những tòa tháp cao nhất thế giới?” Ông cho rằng một công trình như vậy
sẽ xứng đáng được xem là “biểu tượng của một đất nước đang tăng trưởng”.

[73]

Kết quả của lời đề nghị đó là tòa tháp đôi Petronas ra đời và giữ danh hiệu là tòa
nhà cao nhất thế giới suốt từ năm 1996 đến năm 2003. Tòa tháp đôi đơn giản chỉ

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.