CHÂU Á THẦN KỲ - THIÊN SỬ THI VỀ HÀNH TRÌNH TÌM KIẾM SỰ THỊNH VƯỢNG CỦA CHÂU Á - Trang 390

là một sản phẩm trưng bày nhằm thỏa mãn niềm say mê nâng cao vị thế đất
nước của Mahathir. Ông nói: “Nếu anh là một người lùn, anh cần phải đứng trên
bục để phát biểu với mọi người. Đây là cái bục của chúng tôi.”

[74]

Nhưng, một lần nữa, những ý kiến lo ngại lại sôi sục trong nội các của

Mahathir. Anwar Ibrahim, người lên giữ chức bộ trưởng Tài chính vào năm
1991, lo ngại Mahathir sắp sửa thổi bay ngân sách quốc gia. Ông gặp riêng
Mahathir để cố gắng thuyết phục Mahathir thay đổi những kế hoạch của mình.
“Chúng ta có thể triển khai dự án này theo từng giai đoạn được không?” Anwar
hỏi Mahathir. “Chúng ta có thể hoãn lại được không?” Nhưng, một lần nữa,
Anwar ngại đối đầu trực tiếp với Mahathir. Ông nói: “Tôi sẽ không tiếp cận
(Mahathir) theo cách chống đối trực diện. Tôi biết ông ấy. Ông ấy sẽ không
chấp nhận điều đó.”

[75]

Mahathir cũng như nhiều người khác không hề hay biết rằng kỷ nguyên của

“mô hình châu Á” với vai trò can thiệp sâu của nhà nước vào nền kinh tế đang
đi dần đến chỗ kết thúc. Vốn đã chịu sự căng thẳng trong Thập niên mất mát của
Nhật Bản, mô hình này sắp sửa đối mặt với một cuộc sát hạch quan trọng ở
khắp các nước đã du nhập nó cũng như đối với nhiều người ủng hộ nó, trong đó
có Mahathir Mohamad.

[1]

Các chi tiết về cuộc họp của Mahaleel được rút ra từ cuộc phỏng vấn

Tengku Mahaleel của tác giả.

[2]

Lehner, Urban C. “Phỏng vấn Mahathir Mohamad”, Asian Wall Street

Journal, ngày 26/3/1996.

[3]

Spaeth, Anthony. “Hướng đến sự hưng thịnh”, tạp chí Time (ấn bản châu

Á), ngày 9/12/1996.

[4]

Các câu trích dẫn được lấy từ diễn văn của Mahathir Mohamad tại Đại

hội toàn thể chính đảng UMNO ngày 19/6/2003.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.