CHÂU Á THẦN KỲ - THIÊN SỬ THI VỀ HÀNH TRÌNH TÌM KIẾM SỰ THỊNH VƯỢNG CỦA CHÂU Á - Trang 388

MAHATHIR CÓ THể phớt lờ những người chỉ trích nhằm vào ông nhưng họ

thì không bao giờ chịu chấp nhận tư tưởng kinh tế của ông. Khi nội các họp để
thông qua các quyết định của Mahathir thì các cuộc họp này không phải là một
diễn đàn để tranh luận công khai. Các bộ trưởng, trong đó có những người thân
cận nhất với Mahathir, không dám ra mặt bày tỏ sự bất đồng ý kiến với ông.
Ngay cả Daim cũng tiếp cận ông một cách nhẹ nhàng và yên lặng mỗi khi ông
muốn gây ảnh hưởng đến tư tưởng của thủ tướng. Daim nói: “Hầu hết các đồng
nghiệp đều không thể tranh luận với ông ấy. Cuối cùng, họ đều cảm thấy sợ hãi.
Nếu anh không đồng ý (với Mahathir), anh sẽ phải từ chức.”

[63]

Bên dưới sự đồng thuận giả tạo này là một sự oán giận đang nung nấu. Năm

1987, Mahathir đối mặt với thách thức lớn nhất đối với quyền lãnh đạo của ông,
và các chính sách kinh tế của Mahathir là một trong những mục tiêu tấn công
chính của lực lượng đả kích. Diễn đàn là cuộc họp toàn thể UMNO. Bộ trưởng
Thương mại của ông, Razaleigh Hamzah, đã ra tranh cử ghế tổng thống, thách
thức vị thế của Mahathir. Lực lượng phản đối Mahathir chỉ trích những nỗ lực tự
do hóa nền kinh tế của ông là đi ngược lại với tinh thần của NEP. Họ tấn công
vào những dự án lớn nhất của ông, chẳng hạn như Proton, cho rằng chúng xa
hoa, tốn kém và không cần thiết.

[64]

Musa Hitam, một người đã rời khỏi chính

phủ và tự gia nhập vào hàng ngũ đối địch của Mahathir, nói: “Tiền đã bị sử dụng
sai. Chúng ta cần phải công bố thẳng thắn và công khai sổ sách kế toán.”

[65]

Mahathir bảo vệ thành tích của mình một cách giận dữ, thậm chí trưng ra biên

bản các cuộc họp nội các để chứng minh rằng tất cả các bộ trưởng, trong đó có
những người phản đối ông, trước đây đã thông qua các chính sách của ông.

[66]

Cuối cùng, Mahathir chiến thắng nhưng rất sít sao. Ông đánh bại Razaleigh với
tỉ lệ phiếu bầu nhỉnh hơn chỉ 1,5%. Đó là một lời cảnh cáo gây sốc. Nhưng
Mahathir không nhìn nhận vấn đề theo lăng kính này. Trong thời gian bị chính
nội bộ đảng của mình thách thức, ông vẫn là thủ tướng và ông đã trừ khử khỏi
nội các tất cả những bộ trưởng đứng về phe đối lập. Abdullah Badawi, một
trong những người thất bại trong cuộc chiến này (nhưng cuối cùng cũng trở
thành người kế nhiệm Mahathir), nhận thấy rằng Mahathir đang lãnh đạo dựa
trên “khái niệm tập đoàn kinh doanh mà trong đó cổ đông lớn đều đứng về phía

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.