CHÂU Á THẦN KỲ - THIÊN SỬ THI VỀ HÀNH TRÌNH TÌM KIẾM SỰ THỊNH VƯỢNG CỦA CHÂU Á - Trang 474

thông tin của Ấn Độ đã tái cơ cấu cách thức mà nền kinh tế thế giới vận hành.
Sự vươn lên của Trung Quốc đã làm thay đổi mãi mãi cách sản xuất ra quần
jeans, thú nhồi bông và máy vi tính cá nhân còn sự vươn lên của Ấn Độ làm
thay đổi mãi mãi cách viết một phần mềm, cách tiến hành nghiên cứu và phát
triển (R&D), cách xử lý đơn thư yêu cầu bảo hiểm.

Sự vươn lên của Ấn Độ một ngày nào đó sẽ có tác động ảnh hưởng lên nền

kinh tế Mỹ thậm chí lớn hơn rất nhiều so với sự vươn lên của Trung Quốc. Nền
kinh tế Trung Quốc đã và đang có khuynh hướng hấp thu những công việc đòi
hỏi kỹ năng tay nghề thấp, lương thấp từ Mỹ. Kết quả là, Mỹ vẫn tiếp tục tận
hưởng sự tăng trưởng mạnh và tỉ lệ thất nghiệp thấp ngay cả khi các công việc
liên quan đến sản xuất đã được chuyển sang châu Á. Lực lượng lao động Mỹ
tiến lên những ngành nghề được trả lương cao hơn, thường là trong các lĩnh vực
như dịch vụ tài chính hay công nghệ. Cùng lúc này, Ấn Độ đang thu hút những
lao động có tay nghề cao, lương cao từ Mỹ. Các công ty Ấn Độ đang cạnh tranh
không chỉ trong ngành công nghệ thông tin mà còn trong cả các lĩnh vực dịch vụ
pháp lý, kế toán tài chính và y tế. Nhờ có Internet, những loại hình công việc mà
trước đây chưa bao giờ có khả năng làm được ở bên ngoài biên giới nước Mỹ
thì giờ đây có thể hoàn thành được từ bất kỳ nơi đâu. Sinh viên tốt nghiệp đại
học tại Ấn Độ cạnh tranh trực tiếp với sinh viên tốt nghiệp đại học tại Mỹ trên
con đường tìm kiếm việc làm. Ngoài công ty Ấn Độ như Wipro, các công ty đa
quốc gia Mỹ, trong đó có Intel, Microsoft, IBM và Texas Instruments, cũng đầu
tư hàng tỉ đô la vào các trung tâm nghiên cứu và nhiều cơ sở kinh doanh khác tại
Ấn Độ để tận dụng lực lượng lao động kỹ sư công nghệ thông tin lành nghề,
chấp nhận mức lương thấp của nước này.

Sự trỗi dậy tiềm năng mà Ấn Độ có thể gây ra cho nền kinh tế Mỹ đã khiến

những doanh nhân có đầu óc hết sức ủng hộ thị trường tự do phải suy nghĩ lại.
Alan Blinder, nhà kinh tế học của trường đại học Princeton, cố vấn của tổng
thống Mỹ đồng thời là một người chủ trương thương mại tự do, đã đã làm thế
giới kinh doanh phải giật mình khi ông khẳng định rằng tác dụng phụ của việc
thuê ngoài dịch vụ có thể nghiêm trọng hơn rất nhiều so với suy nghĩ của nhiều
nhà kinh tế học ủng hộ chính sách tự do kinh doanh. Ông ước tính khoảng 40
triệu việc làm của người Mỹ có thể đứng trước nguy cơ bị chuyển ra nước ngoài

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.