CHÂU Á THẦN KỲ - THIÊN SỬ THI VỀ HÀNH TRÌNH TÌM KIẾM SỰ THỊNH VƯỢNG CỦA CHÂU Á - Trang 5

LỜI NGƯỜI DỊCH

Thế giới đang có nhiều thay đổi lớn. Nhiều ý kiến cho rằng vai trò độc tôn

của Mỹ trong sân chơi kinh tế thế giới thế kỷ 21 đã không còn như thế kỷ trước
dù nước này vẫn giữ ngôi vị đứng đầu và chưa mất đi ảnh hưởng lớn. Sau cơn
bạo bệnh suy thoái kinh tế - tài chính vốn bắt đầu bùng phát năm 2008 và lây
lan sang cả kinh tế toàn cầu, sức khỏe của nền kinh tế lớn nhất thế giới này vẫn
còn yếu ớt và có nguy cơ bị quật ngã trở lại dù đã có những tín hiệu phục hồi
nhẹ. Lục địa già châu Âu cũng đang lao đao trong cơn khủng hoảng nợ lan rộng
đe dọa số mệnh của đồng tiền chung Euro. Trong bối cảnh ảm đạm đó, châu Á,
đặc biệt là hai cường quốc đông dân nhất nhì thế giới là Trung Quốc và Ấn Độ,
đã và đang nổi lên với vai trò là đầu tàu tăng trưởng của kinh tế thế giới với tốc
độ phát triển nhanh nhất nhờ những chính sách đối phó khá hiệu quả với khủng
hoảng kinh tế. Chưa dừng ở đó, có chuyên gia còn dự báo trong vòng khoảng
chỉ 10 năm nữa, châu Á sẽ trở thành trung tâm thương mại, trung tâm cung cấp
hàng hóa, dịch vụ lớn nhất thế giới, lớn hơn cả Bắc Mỹ và thậm chí toàn châu
Âu cộng lại. (GDP của Mỹ hiện nay là 14 nghìn tỉ USD, châu Âu 16 nghìn tỉ,
Trung Quốc 4 nghìn tỉ).

Cán cân quyền lực kinh tế đang nghiêng từ Tây sang Đông. Đi cùng với sự

phát triển ngày càng thịnh vượng về kinh tế là vị thế ngày càng đi lên về chính
trị của châu Á trên trường quốc tế. ASEAN + 3 gồm 10 nước thành viên
ASEAN và Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc có nhiều tiềm năng trở thành
trung tâm giáo dục, tài chính, công nghệ, sản xuất toàn cầu, khôi phục trật tự đã
tồn tại nhiều thiên niên kỉ cho tới sau năm 1800. Ngày 1/1/2010, tờ China Daily
đã đưa tin Trung Quốc và ASEAN tuyên bố mình trở thành khu vực tự do
thương mại lớn nhất thế giới. Tổ chức Hợp tác Thượng Hải với Trung Quốc, là
một trong số các thành viên chính thức và Ấn Độ là một trong những quan sát
viên đang chiếm ưu thế trong các quan hệ kinh tế, có khả năng trở thành một
trung tâm quyền lực Á-Âu mới. Tương tự, nhóm các nước BRIC gồm Brazil,
Nga, Ấn Độ và Trung Quốc có thể sẽ điều khiển cán cân quyền lực thế giới mới
với sự tham gia của Mỹ Latinh. Ngân hàng Thế giới (WB) trong tháng 4/2010

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.