CHÊNH VÊNH HAI LĂM - Trang 117

nghề được nhận vọng trọng rất cao. Cả một thế hệ mai sau đều được gởi
trên tay thầy. Thầy nhận tri thức rồi kế thừa nó cho đàn đàn lớp lớp sau
mình. Vì vậy, trong tất cả các ngành nghề, duy chỉ có nghề làm thầy là cái
đạo đức phải được đặt lên hàng đầu, trên cả cái chuyên môn.

Vậy mà đâu đó, người ta vẫn có bài viết báo, thầy giáo dạ tình đổi điểm,

có cả người làm thầy ban ngày rồi đi làm điếm ban đêm… đọc xong nước
mắt lưng tròng, thương cho cái kiếp bọt bèo của những người “thợ dạy” bị
tha hóa đến tận cùng.

Vài tháng trước, thầy giáo dạy Văn năm lớp 10 gọi điện hỏi thăm.

Chuyện vãn xong mới thấy thân làm học trò thật vô đạo, chẳng biết kính mà
phải chờ thầy đến hỏi. Về thăm trường cũ, đi ăn trưa cùng các thầy, nghe
thầy bảo mà chỉ biết cúi đầu mắc cỡ, “nhìn dọc nhìn ngang học trò mình
cũng chẳng biết thế nào là đứa viết văn kiếm sống.”

Hết bữa cơm trưa, từ biệt để thầy còn chuẩn bị cho buổi dạy chiều. Lảng

qua sân trường, nhìn cô lao công lui cui hốt đống rác bọn học trò để lại,
chợt nhớ câu chuyện ngày xưa.

Ngày Nhà giáo cuối cùng của đời học sinh, năm đó cùng con bạn thân đi

mua một bó hồng lớn, về gói ghém cẩn thận, đi tặng cho tất cả những người
làm việc trong trường nhưng lại chẳng được gọi là thầy, cô. Chú bảo vệ, cô
lao công, cô thu ngân hay anh giữ xe… khi ấy chẳng hiểu vì sao lại có cái
thôi thúc để làm vậy…

Giờ nghe cuộc nói chuyện của em họ và thím mới hiểu, cái sự kính

người truyền tri thức, nó xuất phát từ tâm chứ không phải bằng mớ vật chất
hữu hình.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.