cầm giáo án rồi đọc ra rả, mặc cho học sinh bên dưới đứa ngủ, đứa nghe
nhạc, đứa nhắn tin, đọc truyện…
Lương chính của thầy ở trường không đủ sống nên mới đành vất vả
ngược xuôi. Nhưng đó là thầy cô nào vinh quang được chọn vào các “môn
chính, hệ số cao” chứ tầm tầm mấy môn phụ như giáo dục công dân, sử, địa
thì có mà ngất ngư, vì mấy đời nay ai lại xách giỏ đi học thêm sử, địa, công
dân.
Trường cũ có đợt lên báo ầm ầm, cũng vì mấy chuyện thị phi của việc
dạy – học.
Vì là trường điểm, chất lượng cao gì đấy nên muốn vào phải có người
quen, không quen thì phải có chút tiền trà bánh, không nhiều lắm, nghe đâu
tính bằng ngàn đô. Người đứng ra nhận lại là một cô giáo dạy Văn nhiều
thâm niên, do cô thân cùng cô hiệu trưởng. Chẳng hiểu làm sao vụ việc bị
người ta phát hiện, rồi cả trường cũng vì vậy được thanh tra, được kiểm
chứng, hàng loạt sai phạm rộ lên như nấm mùa mưa.
Có thầy giáo tốt nghiệp môn Lý thì về cho làm bảo vệ, có cô giáo dạy
trước đây rất giỏi môn Sinh thì được điều làm giám thị, có người học xong
Sử phải dạy Công dân, có người đi theo ngành Toán nhưng phải chọn Thể
dục nếu muốn ở lại trường… hóa ra trong cả ngôi trường danh tiếng, thầy,
cô cần phải nhìn mặt ban lãnh đạo để mà được phân chia lớp dạy, phân chia
lịch giảng, không thì có nguy cơ mất việc như chơi.
Năm đó đọc hàng loạt bài báo về sai phạm trường mình, lòng vừa đau,
vừa tủi. Hóa ra ở một môi trường cao quý như sư phạm, cái phe phái, bè
cánh vẫn đeo bám, làm tha hóa người thầy.
Trước cũng đi học thêm về sư phạm, được giảng về đạo đức nghề, cao
quý làm sao. Rõ ràng trong mặt bằng chung xã hội, làm thầy luôn là một