Chỉ cần mẩu khăn giấy
128
xử lý thị giác này diễn ra trong một phần não tiến hóa từ cổ xưa
được gọi là não bò sát, hay não sau, và phần nhiều quá trình xử
lý – hãy nhớ lại khái niệm biểu tượng tiên nghiệm chúng ta đã
bàn tới trong chương trước – diễn ra từ rất lâu trước khi chúng
ta có bất cứ nhận thức nào về việc mình đang nhìn
cái gì.
Đường dẫn thứ hai, cũng có cái tên dễ hiểu không kém –
“đường mòn
cái gì”, được cấu thành từ những trung tâm xử lý
thị giác nằm ở lớp phía ngoài, tiến hóa về sau này trong não
chúng ta, được gọi là vùng vỏ não mới. Đường dẫn
cái gì chịu
trách nhiệm xác định các đối tượng và gắn tên cho chúng.
Chúng ta đã tìm hiểu ba cách
thấy độc lập nhưng lại có liên
quan lẫn nhau:
ai/cái gì, bao nhiêu và ở đâu. Vậy là đã xong
được một nửa. Bạn có nhận ra những cách
thấy tương ứng với
mô hình 6 W thế nào không? Mối quan hệ đó sẽ vẫn còn tiếp
tục đối với ba cách thức còn lại, nhưng khác biệt một chút:
Trong khi ba cách đầu tiên diễn ra ngay tức thời, ba cách tiếp
theo lại phụ thuộc vào dòng chảy của thời gian.
4. CHÚNG TA THẤY VỊ TRÍ THEO THỜI GIAN –
YẾU TỐ KHI NÀO
Khi chúng ta để cho khung cảnh mình đã dựng lên tự tiếp
diễn, các nhân vật và vật thể của chúng ta sẽ chuyển động tự
do. Người thân của chúng ta bước vài bước, con chó lại nhảy
thêm chút nữa và con chim rất có thể đã bay đi mất. Chúng ta
biết điều này bởi vì trong khi một vài phần thuộc hệ thống thị