CHỈ CẦN MẨU KHĂN GIẤY - Trang 258

Chỉ cần mẩu khăn giấy

256

dưới dạng sơ đồ. Nhiệm vụ của một người tư duy trực
quan là đặt câu hỏi “Nếu những ý tưởng (hay danh từ, khái
niệm, yếu tố, thành phần...) này là các quốc gia thì biên
giới của chúng sẽ ở đâu – những con đường nào sẽ nối
chúng với nhau?”.

2.

“Phía bắc” là một trạng thái tư duy.

Ta đã quen nghĩ đến

những sơ đồ với một hệ trục bắc-nam và đông-tây, để thể
hiện các địa điểm và đối tượng nào được đánh dấu dựa trên
vị trí tương đối trong không gian. Ta có thể tạo ra các sơ đồ
về hầu như bất cứ điều gì, nhờ những bộ đôi đối lập khác:
tốt-xấu với đắt-rẻ, cao-thấp với thắng-thua. Thật ra, thách
thức duy nhất với hầu hết các sơ đồ là tìm được hệ tọa độ có
ý nghĩa; sau đó việc đánh dấu các “cột mốc” sẽ rất giản đơn.

3.

Nhìn xa hơn nấc thang thứ bậc hiển nhiên.

Những sơ đồ

cấp bậc là các công cụ tuyệt vời để vẽ nên sơ đồ thể hiện
chuỗi quyền kiểm soát của một tổ chức và để chỉ ra ai chịu
trách nhiệm cho việc gì. Nhưng khi muốn tìm hiểu vị trí

PHẢI

T

B

N

Đ

TỐT

XẤU

RẺ

ĐẮT

TRÊN

DƯỚI

TRÁI

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.