Công ty chúng ta đang ở đâu?
255
ta dùng sơ đồ để biểu diễn cách sắp xếp, sự gần gũi, phần trùng
nhau, khoảng cách và phương hướng – và điều này không chỉ
áp dụng cho địa lý: Các sơ đồ khiến cho tất cả các loại ý tưởng
về quan hệ không gian của các đối tượng trở nên rõ ràng đến
bất ngờ.
Nhờ tính đa dụng, sơ đồ là hình thức linh hoạt nhất trong
sáu cơ cấu trình bày, nghĩa là các loại sơ đồ có thể trông không
hề giống nhau. Sự thật đúng là như vậy, nhất là theo cách mà
chúng ra sẽ tiến hành để tạo ra chúng và những mối quan hệ
không gian mà chúng minh họa. Ta hãy bắt đầu bằng việc vẽ
ra đặc điểm nổi bật nhất trong “cảnh quan” của mình – dù đó
là một ngọn núi, một con người hay một ý tưởng – và xác định
rõ ràng một hệ tọa độ khi đó, ta sẽ dễ dàng tiến xa thêm và bổ
sung ngày một nhiều các đặc điểm, chi tiết, đưa thêm các lớp
dữ liệu bổ sung lên trên để thể hiện mọi thứ, từ các đường biên
và khoảng cách tới các mối liên kết và những đặc điểm chung.
Sơ đồ là hình thức tư duy thị giác quen thuộc nhất của chúng
ta, từ các sơ đồ tổ chức (ai cũng biết vẽ), sơ đồ Venn (ai cũng
hiểu), tới những bản đồ kho báu cũ kỹ (ai cũng muốn được
xem). Sơ đồ là hình thức mà chúng ta sử dụng nhiều nhất.
Sơ đồ: Những nguyên tắc cốt yếu
1.
Tất cả mọi thứ đều có đặc điểm địa lý.
Bất cứ thứ gì được
tạo nên từ nhiều thành phần riêng biệt – ví dụ các thành
phố, sông ngòi, khái niệm và ý tưởng – đều thể hiện được