CHỈ LÀ MỘT CỘI CÂY - Trang 30

chế ngự chúng, rồi xả bỏ, để chúng tự ra đi. Đừng nghĩ tưởng tới những
chướng ngại đã qua, đừng lo âu về những chướng ngại chưa đến. Hãy sống
trong hiện tại. Đừng quan tâm đến chiều dài của con đường, cũng đừng để ý
tới nơi sẽ đến. Mọi chuyện đều thay đổi. Những gì đã gặp qua hãy xả bỏ.
Cuối cùng, tâm sẽ đạt được trạng thái quân bình. Bấy giờ dầu bạn đang ngồi
nhắm mắt, hay đang rảo bước trong phố thị ồn ào, thì tâm bạn vẫn bình an
tĩnh lặng.

---o0o---

57. Tảng Đá

Xả bỏ hay làm với tâm trống không là hai đề tài ít người hiểu được, vì

chúng đi ngược lại quan niệm thông thường của người đời. Nếu dùng ngôn
ngữ của người thế gian để giải thích xả bỏ và làm với tâm trống không thì dễ
gây nên lầm lẫn, vì con người luôn luôn có tư tưởng: "Tôi có thể làm những
gì tôi muốn". Có thể giải thích như vậy, nhưng ý nghĩa thực sự của nó như
sau: Như trường hợp chúng ta khiêng một tảng đá nặng, khiêng được một
lát, ta cảm thấy nặng nhưng chúng ta không biết làm thế nào để vất bỏ. Bởi
thế, ta luôn luôn chịu đựng gánh nặng này. Nếu có ai bảo chúng ta vất tảng
đá đó đi, chúng ta sẽ trả lời, nếu vất bỏ nó đi thì tôi còn có gì đâu. Thậm chí
nếu người ta giải thích cho chúng ta biết lợi ích của sự trút bỏ gánh nặng,
chúng ta sẽ không tin, mà tiếp tục suy nghĩ: "Nếu vất bỏ tảng đá này đi, ta sẽ
chẳng còn gì cả". Thế là ta tiếp tục khiêng tảng đá nặng cho đến khi không
chịu đựng được nữa, mệt nhoài và đuối sức. Lúc bấy giờ ta phải để tảng đá
xuống.

Khi đã bỏ tảng đá xuống, bỗng nhiên ta cảm thấy lợi ích của sự vất bỏ

tảng đá. Ngay tức khắc, ta cảm thấy nhẹ nhàng hơn, thoải mái hơn, và ta tự
hiểu được sức nặng lớn lao mà ta đã nhận chịu khi khiêng tảng đá. Trước khi
vất bỏ tảng đá, chúng ta không biết đến lợi ích của sự xả bỏ. Về sau chúng ta
có thể lặp lại việc khiêng tảng đá một lần nữa, nhưng bấy giờ chúng ta đã
hiểu được hậu quả của việc mang gánh nặng. Bởi thế, chúng ta có thể dễ
dàng vất bỏ nó đi. Sự hiểu biết rằng mang gánh nặng là vô ích và xả bỏ đem
lại sự nhẹ nhàng, thoải mái là một ví dụ điển hình về sự tự hiểu chính mình.
Tính tự tôn tự đại của chúng ta, sự dính mắc lệ thuộc vào tự ngã của chúng
ta, chẳng khác nào tảng đá nặng. Ta không muốn vất bỏ tự ngã, vì sợ rằng
sau khi vất bỏ thì chẳng còn gì cả, nhưng cuối cùng khi ta có thể vất bỏ tự
ngã thì ta sẽ tự mình ý thức được niềm an lạc thanh thản của sự không dính
mắc.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.