Đại gia đình I
159
chồng, đang khi cha mẹ chồng thương em chồng không đúng
cách, chị khó có thể truyền thông thành công với cha mẹ
chồng việc giúp đỡ em chồng thay đổi lối sống “chơi bời”,
“tùy hứng”.
Vì nhiều lần chị đã bị cha mẹ chồng “gạt đi” lời góp ý, do
đó, thay vì tiếp tục góp ý với mẹ chồng vốn thương em chồng
không đúng cách, chị nên khéo léo góp ý riêng với chồng chị
ở chỗ riêng tư, để cha mẹ chồng không tự ái và chồng chị
không bị cảm giác khó chịu.
Để truyền thông với chồng thành công, chị không cần
thiết phải để tâm đến nhận thức “đúng hay sai” về quan
điểm chồng chị ứng xử với em chồng và cháu chồng. Là
người ngoài cuộc, ai cũng dễ dàng nhận ra quan điểm “vì anh
không có con trai nên giờ chúng ta phải lo cho con chú ấy” là
một ứng xử bất bình đẳng giới. Đang khi, chồng và gia đình
chồng “cứ loạn hết cả lên” vì chứng bệnh hiểm nghèo của
cháu bé, việc chị phân tích thái độ đúng sai về bất bình đẳng
giới với chồng là điều không cần thiết, nếu không muốn nói
việc đó không giải quyết được vấn nạn mà chị đang lưu tâm.
Ai cũng biết nhận thức của chị nêu ra trong câu chuyện
này là đúng và cái gì cũng phải đúng mực, nhưng nỗi khổ
niềm đau mà gia đình chồng đang đối diện đã làm cho họ
không tìm ra lối ứng xử tích cực hơn có khả năng giải quyết
được vấn đề. Trong tình huống này, trước nhất chị nên giải
phóng cảm giác bị tổn thương về nhận thức bất bình đẳng
giới của chồng, đồng thời, chị nên tiếp tục thể hiện sự quan
tâm với nỗi đau của gia đình chồng, giúp đỡ cháu bé như đứa
con ruột của chị để chồng chị và gia đình chồng nhận ra được
tình thương đặc biệt này. Thỉnh thoảng, chị nên khen tặng
chồng về trách nhiệm và sự hy sinh mà anh ấy đã dành cho
đứa cháu đang bệnh nặng. Lối ứng xử khôn ngoan này giúp