Đại gia đình I
157
cháu bé nhưng không phải với lý do “không đẻ được đích tôn
cho nhà chồng”. Con suy nghĩ như vậy có gì sai không, thưa
Thầy? Mong Thầy cho con lời khuyên.
Trần Thị Thu Thủy, Nha Trang
Trước nhất, tôi chân thành chia sẻ với những khó khăn
và thử thách mà chị đang đối diện trong gia đình chồng. Vì
là vấn đề liên hệ đến cả gia đình nhà chồng, do đó, chị đừng
vội bận tâm đến vấn đề ứng xử đúng hay sai của em chồng và
phản ứng của cha mẹ chồng. Những vấn đề tế nhị như trong
câu chuyện của chị, “đúng hay sai” không đủ khả năng giải
quyết được vấn đề mà chị nêu ra. Do đó, để khắc phục tình
trạng này, chị nên lưu tâm một số điều sau đây:
Trách nhiệm giúp đỡ nhau vì tình thân quyến
Ở đây cần nhận diện rằng chồng chị giúp em trai của
anh ấy là vì tình thân quyến nên “lúc hoạn nạn không thể bỏ
nhau được”, hơn nữa, con của em chồng chị đang mắc bệnh
hiểm nghèo. Do đó, việc gia đình chồng cưu mang cha con
của em chồng chị là chuyện hiển nhiên. Điều rất tốt trong
tình huống này là chị đã thể hiện “hiểu và chia sẻ tình yêu
thương và sự bao bọc” của chồng chị dành cho em chồng và
cháu của chồng. Nhờ sự hiểu và thông cảm đó, chị đã chấp
nhận và sống chung với khó khăn của gia đình chồng trong
thời gian qua.
Sự chịu đựng của chị đã vượt quá cái ngưỡng cho phép
khi em chồng “không tu chí làm ăn, suốt ngày chơi bời lêu
lổng” đang khi chị phải sống chung trong gia đình nhà chồng
với tư cách là một thành viên. Thông thường, các bất đồng
về lối ứng xử giữa các thành viên trong một gia đình tất yếu
xảy ra không ở thời điểm này thì sẽ ở thời điểm khác. Đó
là quy luật mà chị nên làm quen, ít nhất trong tình trạng vợ