CHÌA KHÓA HẠNH PHÚC GIA ĐÌNH - Trang 169

Đại gia đình I

155

đầu ở trường lớp. Vì còn quá nhỏ, một số cháu không thể truyền

thông với cha mẹ về chứng rối loạn này. Thông qua việc theo

dõi các biểu hiện bất bình thường của trẻ, chị có thể nhận biết

bệnh lý lo âu, đưa cháu đến gặp bác sĩ chuyên khoa tâm lý – tâm

bệnh và điều trị bệnh, để giúp cháu nhanh chóng vượt qua.

Một số cháu có tâm lý lệ thuộc vào cha mẹ và người thân

nên sự lo âu có thể làm cho trẻ sợ sự chia ly với cha mẹ, từ

đó, vô tình rơi vào tình trạng hoảng sợ ở trường lớp. Do vậy,

thay vì để cảm xúc giận dữ đối với hành vi sợ môi trường học

của trẻ, chị nên tìm hiểu tâm lý của trẻ để tránh la mắng, đồng

thời cảm thông, nâng đỡ cháu vượt qua nỗi lo âu và sợ hãi này.

Về phương diện tâm lý cũng khó tránh tình trạng lây lan

cảm xúc từ cha mẹ qua trẻ. Với tư cách bị động và dễ bị ảnh

hưởng từ cha mẹ, một số trẻ khi nhìn thấy cảnh tượng cha

mẹ tất bật, căng thẳng dễ nghĩ rằng môi trường mà cha mẹ

cháu cho cháu đi học sẽ là nơi không an toàn, từ đó, sinh ra

lo lắng. Một khi sự lo lắng càng tăng dần, trẻ sẽ dễ bị rơi vào

rối loạn tăng động, vốn làm giảm năng lực chú ý và hậu quả

là trẻ sẽ không tập trung học tập, không thể ngồi yên trong

lớp, mất sự kiểm soát hành vi, rơi vào tình trạng không hợp

tác các bạn trong lớp.

Trong mọi tình huống, chị nên chủ động trò chuyện với

cháu, nhằm giúp cháu tăng cường sự an tâm vốn rất cần thiết

để tạo ra cảm giác hứng thú cho việc học của cháu tại trường

với chúng bạn đồng lứa.

Với các nỗ lực nêu trên, tôi hy vọng rằng chị sớm tìm ra

được giải pháp giúp con chị vững tin trong việc tiếp tục học

ở trường mầm non cũ, nhờ đó, các bất đồng và mâu thuẫn với

gia đình chồng sẽ sớm được kết thúc, theo đó, hạnh phúc gia

đình được bền vững hơn.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.