Đại gia đình I
153
khác, đừng nên tuyệt vọng khi chưa nỗ lực giải quyết vấn đề
một cách có phương pháp và dứt điểm. Mọi trở ngại và thách
đố đều có chìa khóa tháo mở.
Thay vì quá lo lắng cho những vấn đề mà thực chất nó
có thể không nghiêm trọng như ta đang suy nghĩ, chị nên tin
rằng bằng sự phối hợp với Ban giám hiệu nhà trường, tình
trạng hành xử của cô giáo sẽ thay đổi theo chiều hướng tích
cực để chị và cha mẹ chồng không bị mâu thuẫn quá lớn
trong những chuyện không đến nỗi báo động đỏ như chị suy
nghĩ. Nói cách khác, giải tỏa ám ảnh cho trẻ trong tình huống
này vẫn quan trọng hơn là tranh luận với gia đình chồng về
việc có nên đổi trường quốc lập sang dân lập hay không,
đang khi chị không thể dễ dàng thuyết phục được chồng và
cha mẹ chồng nghe theo quan điểm của chị.
Để việc đến lớp không là “cơn ác mộng”
Ngoài việc bị cô giáo dọa nạt, một số cháu có khuynh
hướng xem việc đến lớp là một cơn ác mộng. Trong trường
hợp của con chị, giả thiết này cũng không loại trừ. Bên cạnh
các nỗ lực thông báo với Ban giám hiệu về cách hành xử của
cô giáo, chị cũng nên hỗ trợ tinh thần cho cháu, giúp cháu
không sợ chuyện đi học, ngược lại cảm thấy hạnh phúc khi
được học chung với bạn đồng lứa tuổi.
Là một người mẹ, chị nên giúp cháu ăn mặc gọn gàng,
chuẩn bị đầy đủ sách vở và các dụng cụ học tập cho cháu,
hướng dẫn trẻ xếp sách vở vào cặp, để tạo thành thói quen
thích đi học. Để giúp cháu vững tin về mặt tâm lý, chị nên
chăm sóc sức khỏe cho cháu như uống vitamin, ăn thực phẩm
đủ dưỡng chất, tối ngủ sớm và ngủ đủ giấc. Chị nên tăng cường
sự tự tin cho cháu khi có mặt ở trường lớp mới, tạo cơ hội cho
cháu được giao lưu với các bạn học cùng lớp. Ngoài ra, chị cũng