CHÌA KHÓA HẠNH PHÚC GIA ĐÌNH - Trang 166

152

I

CHÌA KHÓA HẠNH PHÚC GIA ĐÌNH

Tôi tin rằng trong bối cảnh nạn bạo hành học đường do

chính các bảo mẫu và giáo viên nuôi dạy trẻ tạo ra đáng báo

động hiện nay, không Ban giám hiệu nào khi có đủ bằng

chứng lại bao che cho bảo mẫu/giáo viên có các hành xử

đánh đập, dọa nạt, gây ám ảnh cho các cháu, ảnh hưởng đến

tâm sinh lý của các cháu.

Khi sự việc được trình báo đến Ban giám hiệu, cô giáo

có hành vi bạo hành sẽ bị kỷ luật, không thể tiếp tục hành xử

không phù hợp. Lúc đó, chị có thể an tâm, tiếp tục cho cháu

học ở trường quốc lập này. Điều này sẽ giúp chị và cha mẹ

chồng không phải gặp các tình huống bất đồng, mâu thuẫn,

vốn có thể làm rạn nứt hạnh phúc gia đình.

Giải tỏa ám ảnh bị bạo hành ở trẻ
Là bà mẹ có trách nhiệm, chị đã ý thức rằng các vấn đề

mà con chị gặp ở trường đã khiến cho cháu bị căng thẳng và

ám ảnh “không chịu đi học”. Ám ảnh đối với trẻ thơ là một

hiện tượng tâm lý phổ biến, khi sự việc không như ý xảy ra

và có khuynh hướng tái diễn. Vì là trẻ thơ, các cháu cũng

nhanh chóng quên đi các tình huống không như ý, do các

cháu chưa phát triển ý thức về bản thân mình như người lớn.

Chị nên tâm sự và kể cho cháu nghe những kỷ niệm đẹp của

bản thân lúc mới học mẫu giáo. Đồng thời, chị nên gợi mở

để con chị thoải mái bày tỏ cảm xúc tích cực, vốn có thể giúp

cháu tự khắc phục, đẩy lùi cảm giác căng thẳng, lo âu, sợ hãi

để tiếp tục học ở trường công.

Trong trường hợp sau khi nỗ lực làm tất cả những việc

cần làm nêu trên mà cháu vẫn bị ám ảnh, chị có thể yêu cầu

Ban giám hiệu cho cháu đổi lớp học, đổi cô giáo. Việc tiếp

xúc với cô giáo và bạn bè mới trong lớp học mới có khả năng

giúp cháu sớm quên đi các ám ảnh nếu có trước đó. Nói cách

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.