CHÌA KHÓA HẠNH PHÚC GIA ĐÌNH - Trang 168

154

I

CHÌA KHÓA HẠNH PHÚC GIA ĐÌNH

nên giao lưu với cha mẹ của những cháu khác để trao đổi thông

tin và kinh nghiệm chăm sóc trẻ và giúp trẻ vượt qua cảm giác

sợ đi học và những nỗi ám ảnh ở trường lớp.

Khi có mặt trong môi trường mới, một số cháu dễ cáu nên

sinh ra bướng bỉnh, số khác lại nhõng nhẽo, lo âu, nhất là các

cháu gái. Từ nhỏ, chị nên tập cho cháu thói quen tự lập để sự

tự tin được tăng trưởng. Trong tình huống này, việc “cho trẻ

cọ xát, va đập với xã hội” theo quan điểm của gia đình chồng

chị không phải là không hữu dụng, mặc dù chị có thể nghĩ là

quá sớm! Thực ra, nếu chị phối hợp với Ban giám hiệu trong

việc điều chỉnh thái độ hành xử của cô giáo, chị không phải

tiếp tục lo âu rằng do hành xử đó mà con chị lo âu, không

thích đến lớp học.

Thỉnh thoảng, chị nên vui đùa với cháu để giúp cháu giải

tỏa các căng thẳng, lo âu. Trong mọi giao tiếp với trẻ, chị nên

để lại ấn tượng đẹp và cảm xúc tích cực ở cháu, nhất là những

ngày đầu cháu đến trường. Vì những ngày đầu đến trường có ấn

tượng đẹp thì trẻ mới phát triển thói quen thích học được.

Để giúp cháu tự tin và thích học ở trường lớp, chị nên

huấn luyện trẻ thói quen tập trung khi ngồi học tại nhà từ

10–20 phút. Chị nên dành thời gian để ngồi học cùng để cháu

thấy việc học tập là nhu cầu mang lại hạnh phúc. Bằng cách

này, con chị sẽ vượt qua các thử thách đầu đời trong những

ngày đầu đến trường lớp.

Giúp trẻ thoát khỏi lo âu và sợ hãi
Trong nhiều trường hợp, một số trẻ do mắc chứng rối

loạn lo âu khi đi học nên chị không nên quá lo lắng và ám

ảnh về hành xử không phù hợp của cô giáo. Khi bị rối loạn

lo âu tác động, nhiều trẻ phản kháng việc phải đến lớp. Một

số cháu bị vã mồ hôi, đau bụng khi có mặt trong những ngày

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.