150
I
CHÌA KHÓA HẠNH PHÚC GIA ĐÌNH
phụ thuộc kinh tế vào nhà chồng và không được quyết định
bất cứ việc gì. Con cảm thấy vô cùng bất lực và chán nản,
con mong Thầy cho con xin lời khuyên để thoát ra khỏi sự bế
tắc này ạ. Con cảm ơn Thầy nhiều!
Lương Thanh Nga, Hà Nội
Đọc thư tâm sự của chị về các bất đồng giữa chị và gia
đình chồng trong mối quan hệ với việc học của con chị, tôi
xin chia sẻ chị một số vấn đề liên hệ như sau:
Đừng biến quan điểm khác nhau thành mâu thuẫn
Do khác nhau về quan niệm và cách giải quyết vấn đề đối
với việc học tập của con chị, chị và cha mẹ chồng bao gồm
chồng chị đang rơi vào tình trạng “nảy sinh rất nhiều mâu
thuẫn”. Không khéo giải quyết các mâu thuẫn này có thể dẫn
đến tình trạng mất vui trong gia đình. Đó là điều nên tránh
và cần sự khéo léo của chị để hòa khí được duy trì trong gia
đình một yếu tố không thể thiếu trong việc xây dựng hạnh
phúc. Trong tình huống này, chị và gia đình chồng nên có
chung cách tiếp cận và giải quyết vấn đề liên hệ đến việc học
của trẻ. Có một số vấn đề chị cần phân bạch trong trường hợp
này để có thể thoát ra khỏi ức chế “bị phụ thuộc kinh tế vào
nhà chồng” nhờ đó “thoát ra khỏi sự bế tắc” hiện tại.
Việc thứ nhất, chị nên đi làm hay ở nhà chăm sóc con
cho đến lúc con chị được 3 tuổi? Vấn đề tế nhị này thường
gây ra những bất đồng ở các bên. Là một người năng động,
chị có khuynh hướng gửi con vào trường mầm non để chị có
thể đi làm. Cho dù đây là quyền thì chị cũng nên khéo léo
thuyết phục gia đình chồng ủng hộ để khi đi làm, chị không
phải đối diện những áp lực không cần thiết và việc không
để dồn nén cảm xúc tiêu cực, vốn có thể ảnh hưởng đến
sức khỏe của bản thân và hạnh phúc của gia đình chị. Sự