158
I
CHÌA KHÓA HẠNH PHÚC GIA ĐÌNH
chồng chị không thể ở riêng mà phải sống chung với gia đình
chồng. Tình thương của cha mẹ chồng dành cho em trai của
chồng và 2 đứa con của cậu ấy trong tình trạng cậu ấy đã “ly
thân” và con cậu ấy đang bị bệnh hiểm nghèo, là tình thương
và trách nhiệm của cha mẹ dành cho con. Có lẽ vì điều này
mà cha mẹ chồng đã không quan tâm đến điều quan trọng
không kém là góp ý và giúp đỡ em chồng vượt qua thói quen
sống thiếu trách nhiệm và không có tương lai.
Chị nên tiếp tục trải nghiệm sự cảm thông về tình trạng
này để không cảm thấy ngột ngạt khi gia đình chồng “tỏ ý
bênh vực ra mặt” lối sống thiếu ý thức của em chồng. Đừng
quá bận tâm vào hành vi và ứng xử của cậu ấy như thế chị sẽ
có thể sống thoải mái hơn trong gia đình chồng, đang khi chị
không có sự lựa chọn nào tốt hơn trong tình huống này. Đừng
để sự chịu đựng này là một ức chế tâm lý. Hãy chịu đựng tích
cực để tìm ra giải pháp thích hợp.
Truyền thông bằng thông cảm
Quan điểm “cái gì cũng phải đúng mực” của chị đối với
việc em chồng “đi về tùy hứng”, “gọi cửa ầm ĩ”, “say xỉn”,
“chơi bời tiêu pha” và “những chuyện khó chịu khác” là một
ứng xử mang tính “công bằng” trên nền tảng hiểu và cảm
thông. Trong thực tế, có những tình huống dở khóc dở cười
không thể giải quyết bằng sự công bằng mà thành công được.
Ngoài công bằng, người ta cần sự khôn khéo trong truyền
thông để đạt được mục đích tốt đẹp cho các bên có liên quan.
Cha mẹ chồng vì quá thương nỗi đau ly thân của con
trai và căn bệnh bệnh hiểm nghèo của con cậu ấy, nên thay
vì nhắc nhở cậu ấy tu chí làm ăn, khắc phục hậu quả của
sự đổ vỡ để gây dựng tương lai thì xem ra cha mẹ chồng
đã dành cho cậu ấy sự thiên vị. Vì là con dâu trong gia đình