CHÌA KHÓA HẠNH PHÚC GIA ĐÌNH - Trang 203

Tín ngưỡng: Đúng và sai I

189

Chính vì thế chúng ta thấy hành động hiếu thuận, hiếu

dưỡng của người con chí hiếu phải được thiết lập trên đạo

đức nhân quả và luật pháp. Người con hiếu chỉ làm những gì

thật sự có lợi cho cha mẹ và có lợi cho mình mà không gây

bất cứ tổn hại nào cho tha nhân. Tiêu chí báo hiếu đó được

đoạn kinh dưới đây mô tả thật cô đọng và đủ nghĩa:

Này Mahanam, người con hiếu với những tài sản mà

mình đã nỗ lực thu hoạch được, do sức mạnh của đôi tay,

bằng những giọt mồ hôi đổ ra một cách hợp pháp, cung kính,

tôn trọng, đảnh lễ, cúng dường cha mẹ với thiện ý thì sẽ được

cha mẹ hoan hỷ, thương tưởng và hằng cầu mong cho con

được sống lâu, mạnh giỏi. Này Mahanam, người con hiếu

được cha mẹ hoan hỷ, thương tưởng và mong cầu như vậy

thì gia đình ấy chắc chắn sẽ thịnh vượng, không bao giờ bị

suy giảm”.

(2)

Trong kinh Thọ giáo Thi-ca-la-việt, Đức Phật đã nêu ra

năm tiêu chí đạo đức phù hợp với chánh pháp mà một người

con hiếu thảo cần phải thực hiện để đền đáp công ơn sinh

thành và dưỡng dục của cha mẹ. Năm tiêu chí đó như sau:

Hiếu dưỡng cha mẹ đúng pháp; Làm tròn bổn phận con cái;

Giữ gìn gia phong và truyền thống; Bảo vệ tốt các tài sản

thừa tự và Chu đáo tang lễ khi cha mẹ qua đời”.

(3)

Theo Đức Phật, người con hiếu thảo đền ơn cha mẹ bằng

đời sống đạo đức của mình. Sự báo hiếu đó phải bao gồm cả

vật chất lẫn tinh thần. Bởi lẽ mục đích của cuộc sống nhân

sinh không chỉ phải là có được chén cơm manh áo mà thôi.

Người ta phải cần đến chân lý, đạo đức và đời sống tinh

thần như cây cỏ cần ánh sáng, con người cần không khí để

2. Kinh Tăng Chi III. 69.

3. Trường Bộ Kinh II, Đại tạng kinh Việt Nam, tr. 542.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.