Dạy trẻ nên người I
11
ấm, an vui hơn. Hơn nữa, khi chia sẻ trực tiếp với cha mẹ thì
những gì cha mẹ bị con hiểu lầm mới được làm sáng tỏ, nhờ
đó, cha mẹ và con hiểu và thương nhau nhiều hơn.
Thứ ba, nếu truyền thông được xem là một nhịp cầu thông
tin thì truyền thông tình thương là đầu mối của hạnh phúc,
nhất là hạnh phúc gia đình giữa vợ và chồng, giữa cha mẹ và
con cái. Trong truyền thông hạnh phúc, hãy tránh tình huống
biến giả định thành thực tiễn. Thực tiễn chỉ có một, trong khi
giả định về thực tiễn thì quá nhiều. Dĩ nhiên, trong nhiều giả
định, chỉ có một giả định đúng với thực tiễn mà thôi.
Con nên tập truyền thông như con mong muốn và điều
này rất cần thiết: “Mẹ ơi, con kính thương mẹ lắm!”. Nếu con
mặc cảm với cha thì đổi ngôi một thành cha: “Cha ơi, con
kính thương cha lắm”. Truyền thông tình thương là “thực
phẩm” của hạnh phúc. Già trẻ, nam nữ, vai trò xã hội nào
cũng cần đến các chất liệu hạnh phúc này.
Nên nhớ, “lời nói không mất tiền mua” không chỉ có
giá trị trong các xã giao, mà còn tác động tích cực đến tình
thương yêu trong từng gia đình. Khi con nói lên được điều
con muốn nói, dù nói trong nước mắt và uất nghẹn, con sẽ
giúp cha mẹ hiểu con nhiều hơn và đúng hơn. Chỉ một vài lời
nói mà có thể thay đổi được tình hình thì xứng đáng làm biết
mấy, phải không con?
***